Nguyên nhâ ni

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh. (Trang 99 - 103)

Nguyên nhân chủ quan:

- Do công ty chưa đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Các nhà quản trị doanh nghiệp thụ động trong việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn mới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp chưa nắm bắt được cơ hội để mở rộng và đa dạng hóa đầu tư, chưa sử dụng công cụ mới để huy động vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Công ty chưa áp dụng các phương pháp cụ thể để xác định nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền

và vốn tồn kho cần thiết mà chỉ dựa trên kinh nghiệm của Phòng Tài chính

- Kế toán, đồng thời chưa lập kế hoạch thu chi dòng tiền, chưa có các kế hoạch điều chỉnh việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn trong trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa.

- Công tác lập kế hoạch tài chính chưa tốt dẫn đến việc hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm trong năm. Khả năng lập kế hoạch tài chính để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh còn yếu dẫn đến thực trạng là chưa chủ động và thiếu hợp lý trong điều kiện nền kinh tế biến động mạnh thời gian vừa qua.

- Công ty chưa có biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Các DN ngành xây dựng thường gặp rủi ro về nợ xấu, nợ quá hạn khó đòi. Bởi lẽ sản phẩm của công ty đa phần là những “sản phẩm” đặc thù, có thời gian tiêu thụ kéo dài, giá thành lớn và chịu tác động rất lớn đến từ giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Chỉ cần biến động thị trường gây ảnh hưởng đến giá cả vật tư, vật liệu thi công thì doanh nghiệp sẽ chịu những tổn thất không nhỏ. Hơn nữa, tâm lý “trây ỳ” thường xuyên xảy ra ở

các chủ đầu tư, do đó những khoản nợ khó đòi hay nợ xấu hoàn toàn có thể khiến tình hình tài chính của công ty lao đao. Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng với các khoản liên quan đến nợ xấu, nợ khó đòi, tránh được những rủi ro tài chính phát sinh tốt hơn nữa.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước.

Chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp. Một số chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như:

- Chính sách lãi suất: Do nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, do đó, lãi suất huy động cũng có biến động tăng lên, kéo theo lãi suất tín dụng cũng tăng theo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chi phí tăng.

Khi công ty sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả và có cơ cấu vốn hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất là đối với phần vốn vay sẽ bị giảm sút.

- Chính sách thuế: Thuế cũng là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy, mức thuế cao hay thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thứ hai, các vấn đề kinh tế vĩ mô

Nếu lạm phát phi mã và siêu lạm phát xảy ra thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Khi xảy ra lạm phát này thì sản xuất bị thu hẹp vì lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp do giá cả nguyên vật liệu tăng lên liên tục. Nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn doanh nghiệp bị mất dần theo mức độ trượt giá của thị trường. Tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Giai đoạn 2017 - 2019 là 3 năm mà mức lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, duy trì ở mức dưới 4%. Năm 2019 được đánh giá là thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, điều này cho thấy dấu hiệu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc kiềm chế làm phát do thắt chặt chính sách tiền

tệ cũng gây nên nhiều hệ lụy. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn vào vốn vay của các ngân hàng thương mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây khó khăn thiếu vốn cho doanh nghiệp. Không chỉ có mối tương quan mật thiết với sự tăng trưởng tín dụng dành cho khối các doanh nghiệp sản xuất, xây lắp.

Thứ ba, những rủi ro trong kinh doanh và tài chính.

Rủi ro được hiểu là các yếu tố không may xảy ra mà con người không thể lường trước được.

Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, trong kinh doanh có nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro tài chính (rủi ro sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hóa (mất mát, thiếu hụt, hỏng hóc,…) điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vốn, mất uy tín, mất bạn hàng… Từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thứ tư, yếu tố xã hội

Năm 2020, thế giới ghi nhận sự kiện “thiên nga đen” là sự xuất hiện của đại dịch Covid- 19, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng trước tình hình chung của Thế giới là đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng trước những đợt giãn cách xã hội kéo dài, REE cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề trong khoảng thời gian đó, điều này làm cho các dự án không được thực hiện đúng như kế hoạch, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả năm.

Trên đây là một số kết quả, tồn tại và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty cổ phần Cơ điện lạnh. Từ việc phân tích trên, có thể đề ra các giải pháp mang tính khả thi để khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, cũng như khai thác các cơ hội và yếu tố tích cực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Trong chương 2 luận văn đã nghiên cứu tổng quan về công ty cổ phần Cơ điện lạnh như quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt luận văn đã phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 trên các góc độ như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn; tình hình kết quả kinh doanh; tình hình công nợ và khả năng thanh toán; tình hình lưu chuyển tiền; hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời. Trên cơ sở thực trạng tình hình tài chính công ty cổ phần Cơ điện lạnh, luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty trên 2 khía cạnh là những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện trong chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh. (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w