Bối cảnh kinh tế và cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh. (Trang 103 - 106)

* Bối cảnh kinh tế

Năm 2020, Thế giới và Việt Nam đã trải qua một năm đầy biến động và thách thức khi đại dịch thế kỷ “Covid-19” hoành hành khắp nơi làm đứt gãy chuỗi sản xuất toàn cầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và kinh tế toàn thế giới. Tuy nhiên Việt Nam chúng ta cùng với sự quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân, đã vượt qua năm 2020 với thành tích kép là vừa khống chế thành công bệnh dịch Covid-19, vừa đạt được mức tăng trưởng kinh tế 2,91% trở thành một trong những nước hiếm hoi trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. GDP thế giới năm 2020 giảm 4,4%, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế ở nhiều lĩnh vực nên cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh này, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, GDP Việt Nam năm 2020 là mức tăng trưởng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Năm 2020, khi trái đất của chúng ta vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ như biến đổi khí hậu- nhiệt độ toàn cầu tăng, ngập lụt xảy ra nhiều nơi, cháy rừng và tài nguyên bị khai thác cạn kiệt. Đại dịch Covid-19 bùng phát, tác động nghiêm trọng đến toàn thế giới, các biện pháp cần thiết được thực hiện để đối phó với mối đe dọa của Covid-19 bao gồm việc đóng cửa nhiều hoạt động kinh tế, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, Thế giới hiện phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe cộng đồng đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, trong đó nổi lên các vấn đề như: 1) Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến

phức tạp. Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc

sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt, nhất là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời vai trò của châu Á - Thái Bình Dương và khối ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc ngày càng lớn. Hoà bình và hợp tác phát triển là xu thế lớn nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố tiếp tục gia tăng. 2) Xu hướng đan xen giữa tự do hóa thương mại với bảo hộ mậu

dịch tiếp tục kéo dài; vai trò của các thể chế kinh tế quốc tế bị suy yếu. Các hiệp định thương

mại sẽ giúp thúc đẩy tự do hóa thương mại đi liền với việc gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan. Hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ gặp nhiều khó khăn, vai trò của các định chế thương mại đa phương (như Tổ chức thương mại thế giới) ngày càng mờ nhạt. Xu hướng ký kết các FTA song phương đang và sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới. Phạm vi điều chỉnh của các FTA cũng rộng hơn, không chỉ là cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại mà còn các lĩnh vực liên quan đến cách thức sản xuất hàng hóa (dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm công), mức độ tự do hóa cao và hình thành trên cơ sở liên kết giữa các đối tác thuộc các khu vực địa lý khác nhau, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các thể chế đa phương sẽ phải chịu sức ép cải tổ trong thời gian tới. 3) Cạnh tranh công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh chiến lược, là nhân tố quyết định trong kinh tế toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự kết hợp của công nghệ trong các

lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học tạo ra những khả năng mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Công nghệ số và nền kinh tế chia sẻ có thể dẫn đến dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu, dòng chảy thương mại và những ngành dựa vào xuất khẩu. Nó có thể làm chậm, thậm chí làm đảo ngược xu hướng hội tụ phát triển, trong đó các nước kém phát triển có xu hướng ngày càng gặp nhiều bất lợi. Tiêu chí để trở thành điểm sản xuất có thể thay đổi, yếu tố chi phí lao động thấp ít quan trọng hơn so với sự sẵn có của lao động kỹ năng, hay cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, những tác động bất lợi của việc thay đổi công nghệ sản xuất đối với việc làm (tự động hóa làm tăng thất nghiệp lao động có trình độ kỹ năng thấp) có thể được bù đắp bằng tăng năng suất và tăng sản xuất toàn cầu (do tăng nhu cầu về đầu vào và hàng hóa cuối cùng).

* Triển vọng ngành điện

- Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện Việt Nam đạt bình quân 12%/năm trong vòng 10 năm qua, song song với việc thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân 6%/năm trong cùng giai đoạn.

- Sản lượng điện tiêu thụ dự kiến tiếp tục tăng trưởng 10%/năm trong thời gian tới. Trong đó, nhóm công nghiệp xây dựng và nhóm dân cư (chiếm 90% tổng nhu cầu) sẽ thúc đẩy nhu cầu điện, đặc biệt tại các khu vực kinh tế trọng điểm. Tiêu thụ điện bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 1,400 kWh, thấp hơn so với mặt bằng chung khu vực Châu Á, như Thái Lan (2,500 kWh), Malaysia (4,200 kWh).

- Tính đến năm 2018, tổng công suất lắp đặt tại Việt Nam đạt 48,563 MW, chủ yếu tập trung vào thủy điện (35%), nhiệt điện than (38%) và nhiệt điện khí (19%). Hiện tại, một phần sản lượng điện sản xuất tại miền Bắc và miền Trung đang được truyền tải vào miền Nam để đáp ứng nhu cầu cao tại khu vực này. Theo Quy hoạch Điện VI Điều chỉnh, tổng công suất lắp đặt đến năm 2030 sẽ gia tăng gấp 3 lần đạt 129,500 MW. Trong đó, tỷ trọng thủy điện giảm còn 17%, nhóm nhiệt điện duy trì đóng góp 57% và mảng hoạt động mới là năng lượng tái tạo sẽ được đẩy mạnh lên 21%.

- Ngành điện là ngành phòng thủ, hoạt động ổn định bất chấp diễn biến chu kỳ kinh tế. Triển vọng ngành điện tích cực nhờ nhu cầu điện tiếp tục tăng cao trong những năm tới trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam duy trì ở mức cao 6.5-7% trong đó động lực chính vẫn là ngành sản xuất và xây dựng.

- Ngành điện VN đang đối diện với sự hiếu hụt điện khi tăng trưởng tiêu thụ điện nhanh hơn tăng trưởng sản lượng điện. Do thủy điện khó tăng trưởng thêm và sản lượng không ổn định trong khi chi phí đầu tư năng lượng tái tạo cao nên nhiệt điện được dự báo sẽ là nguồn phát điện chính trong trung hạn.

- Theo lộ trình, 2021 thị trường điện sẽ trở thành thị trường bán lẻ cạnh tranh, tuy nhiên khả năng này vẫn còn là dấu hỏi khi thị trường bán buôn cạnh tranh mới bắt đầu năm 2019 và vẫn còn nhiều vấn đề

Dễ dàng nhận thấy những khó khăn điển hình mà DN trong ngành điện phải đối diện tại thời điểm này là sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành, Thủy điện phụ thuộc

vào thời tiết và trữ lượng sông ngòi, nhiệt điện phụ thuộc vào nguyên vật liệu than hoặc khí trong khi các mỏ than và khí cũng đang dần cạn kiệt

Với tình hình dịch Covid-19 trong cộng đồng tại Việt Nam cơ bản đã được kiểm soát, cùng với các động thái nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều công trình đã bắt đầu thi công trở lại. Thêm nữa, nguồn cung nguyên vật liệu và nhân công xây dựng nội địa của Việt Nam có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu xây dựng và chỉ phải chịu ảnh hưởng nhỏ từ gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Theo đó, triển vọng của ngành điện năm 2022 sẽ là thủy điện tăng trưởng tốt nhờ hiện tượng La Nina trong khi sản lượng điện khí sụt giảm vì chi phí cao trong năm 2021, sản lượng điện than tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện đang trên đà hồi phục trong năm 2022 và sự tăng tốc của các dự án năng lượng tái tạo sau Quy hoạch điện 8 và Hội nghị thượng đỉnh về Biến đội khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh. (Trang 103 - 106)