Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để sử dụng tốt nguồn vốn vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội ở xã tá bạ, huyện mường tè, tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

PHẦN 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.4.Các phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong xã Tá Bạ Xã có 8 bản với đặc thù là một xã miền núi nên có sự khác

nhau giữa các thôn về điều kiện kinh tế, giao thông, thủy lợi...vậy dựa trên những đặc điểm đó ta chọn điểm điều tra là 4 bản, mỗi bản chọn 20 hộ nghèo vay vốn của NHCSXH.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.4.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

- Là những chuyên đề và tài liệu, tổng kết, đánh giá về tình hình cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi. Những thông tin thống kê về phát triển của địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương, những tài liệu chủ yếu lấy ở UBND xã Tá Bạ, báo cáo của NHCSXH, các tài liệu nghiên cứu liên quan khác,...

- Các thông tin số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo và cán bộ địa phương cung cấp.

3.4.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

- Để thu thập thơng tin có hiệu quả tơi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phổ vấn trực tiếp các hộ nghèo, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn.

- Phiếu điều tra được xây dựng trên những thông tin cần thu thập.

- Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin khái quát về hộ điều tra; những thông tin về tình hình cho vay, lãi suất, mục đích sử dụng vốn vay, thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay,...

- Chọn địa điểm nghiên cứu: Để tiến hành điều tra tôi chọn 4 bản, mỗi bản là chọn 15 hộ nghèo vay vốn của NHCSXH gồm: bản Tá Bạ, bản Ló Mé, bản Nhóm pó, bản Là Si đại diện cho tình hình vay vốn của hộ nghèo

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nghèo với phiếu điều tra.

- Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập được thông tin từ các hộ điều tra, thì tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những thơng tin khơng rõ ràng, sau đó mã hóa thơng tin, nhập thơng tin về máy tính và sử dụng Excel để xử lý.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp so sánh: So sánh liên hoàn năm sau với năm trước để thấy được sự biến động của các hiện tượng kinh tế, từ đó ta thấy được sự hơn kém nhau các năm.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi thu thập và xử lý số liệu xong cần phải tổng hợp lại để thấy được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mơ tả: Phương pháp này dùng để phân tích tình hình vay vốn hộ nghèo NHCSXH. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp khái quát thấy được sự phát triển của hiện tượng, sự vật từ tổng hợp phân tích theo thời gian và không gian.

- Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh: Biểu đồ, hình ảnh được ứng dụng để mô tả một số, số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để sử dụng tốt nguồn vốn vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội ở xã tá bạ, huyện mường tè, tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)