+ Tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích + Các chỉ tiêu kết quả:
- Tổng giá trị sản xuất: GO = ∑ Pi * Qi (i= 1,2,3....)
- Chi phí trung gian: IC là toàn bộ tất cả các chi phí vật chất trừ khấu hao tài sản cố định và dịch vụ.
- Gía trị gia tăng: VA= GO – IC.
- Thu nhập hỗn hợp: MI= VA – (A+ Chi phí lao động thuê ngoài).
- Tổng chi phí: TC = IC + A + Chi phí tài chính + Chi phí thuê lao động. - Tỷ suất của giá trị sản phẩm hàng hóa là: Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa/∑giá trị sản xuất.
+ Các chỉ tiêu hiệu quả:
- GO/IC: Là nói về giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí trung gian. - MI/IC: Là nói về giá trị gia tăng thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tá Bạ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Tá Bạ là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, có diện tích tự nhiên 11.375,87 ha. Dân số: 1.827 khẩu, xã có chủ yếu 2 dân tộc anh, em cùng sinh sống (Trong đó: Hà Nhì 98 hộ = 452 khẩu chiếm 24,7%; La Hủ 254 hộ = 1.359 khẩu chiếm 74,4%; Còn lại là một số hộ dân tộc Kinh, Mường từ nơi khác đến sinh sống và làm ăn sản xuất tại xã) và được chia thành 6 bản (Trước khi sáp nhập vào ngày 01/01.2019 là 8 bản) đó là: Tá Bạ, Ló Mé Lè Giàng, Là Si, Là Pê, Vạ Pù, Nhóm Pó.
Xã Tá Bạ là một xã vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mường Tè, cách trung tâm huyện Mường Tè 80 km.
+ Phía Đông giáp xã Pa Ủ - huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu. + Phía Tây giáp xã Thu Lũm - huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu.
+ Phía Nam giáp xã Ka Lăng và xã Mường Tè - huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu.
+ Phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa.
4.1.1.2. Địa hình của xã
Xã Tá Bạ trên độ cao trung bình 1500 m. Phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 400 - 450° (chiếm 64 %). Số còn lại có độ dốc thấp hơn 400° (chiếm 36 %). Mùa khô các khe, suối thường cạn nước, mùa mưa có lũ lụt và gây, sạt lở xói mòn mạnh.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Tá Bạ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới núi cao, khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau
(Số liệu lấy từ khí tượng thủy văn huyện mường Tè). Nhiệt độ không khí: Trung bình 22°c. (biên độ về nhiệt độ giữa ngày và đêm là khá cao, ban đêm nhiệt độ xuống còn khoảng 20 - 18oC nhưng ban ngày lại lên đến 29 - 33oC).
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất đai của xã chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến đá thạch mica. Đất chủ yếu là đất đỏ, đất sét, đất feralitcủa xã phù hợp cho trồng cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp...
Bảng 4.1. Mục đích sử dụng của các loại đất xã Tá Bạ năm 2020
STT Loại đất Diện tích
(ha) Mục đích sử dụng đất 1 Đất rẫy 8732,90 Trồng ngô, lạc
2 Đất ruộng 139,23 Trồng lúa
3 Đất lâm nghiệp 8437,63 Rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng sản xuất
(Nguồn: Số liệu của ban địa chính xã Tá Bạ, năm 2021)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy rằng diện tích đất của xã Tá Bạ cũng khá là rộng, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn với 8437,63 ha chiếm 74,17%, đất ruộng để trồng lúa thì có tỉ lệ ít hơn so với hai loại đất trên.
b. Tài nguyên nước
Hệ thống suối ao hồ dày đặc, lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm là 1000 - 1300mm, lượng mưa nhiều, phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11 hàng năm mưa nhiều gây ra xói mòn và sạt lở đất đá. là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Được sự hỗ trợ của đảng và nhà nước hệ thống đập tràn và trạm bơm nước nhằm cung cấp nguồn nước sạch và cho tưới tiêu đã được thực hiện. Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên đập chưa được xây dựng nhiều, công tác xây dựng chưa đồng bộ nên nước chưa đủ cung cấp cho toàn xã cho công tác sinh hoạt và tưới tiêu.
c. Tài nguyên rừng.
Gồm chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng sản xuất với tổng diện tích là 11.375,87ha trong đó:
Đất rừng sản xuất: 3.498,92ha Đất rừng phòng hộ: 4.938,71ha
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tá Bạ
4.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm
Lao động là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Lao động quyết định quá trình sản xuất: Áp dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên môn... . Lao động là nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lao động là một phần của dân số, dân số tăng dẫn đến lực lượng lao động cũng tăng.
Xã hiện nay chia thành 8 bản với tổng số hộ là 352 hộ, với tổng số nhân khẩu là 1.827 nhân khẩu. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 4,2 triệu/người/năm đến năm 2020 đạt 20,5 triệu đồng/người/ năm.
4.1.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
a. Điện
Ở xã Tá Bạ có tất cả 8 bản thì có tới 5 bản chưa có điện lưới Quốc gia.
b. Giao thông
Hiện nay trên địa bàn toàn xã đường đã được rải nhựa. Trong đó đường tiêu biểu là đường giao thông liên xã dài 12km, hiện tại xã đã bê tông hóa được 12% số km đường, còn lại chủ yếu là đường đất, đường đá.
c. Công trình thủy lợi
Cả xã chỉ có một con mương, đủ nước tưới cho 5-7ha. Còn lại thì trông cả vào ông giời.
Năm 2017, xã Tá Bạ được đầu tư 994 triệu đồng theo Nghị quyết 51/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016 - 2020 để làm
công trình thủy lợi, khơi thông hệ thống kênh mương tại 2 bản: Ló Mé, Lè Giằng. Dự án thủy lợi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích ruộng, giúp người dân mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
d. Công trình hành chính sự nghiệp
Trụ sở UBND xã đã được xây dựng ở trung tâm của 8 bản và dựng tại bản Tá Bạ với diện tích là 922m². Gồm 2 nhà trong đó có 1 nhà cấp 4 và 1 nhà 3 tầng với 15 phòng. Được xây dựng từ năm 2012
e. Trạm y tế
- Xã có 01 trạm y tế xã với 06 cán bộ y tế.Trông đó: 2 điều dưỡng, 1 dược; 3 y sỹ, không có Bác sĩ.
f. Giáo dục
- Trường THCS Tá Bạ: Trường được xây dựng ở trung tâm bản Tá Bạ. Trường có 2 tòa nhà 2 tầng, trường có công trình nước sạch và sân trường đã được đổ bê tông.
- Trường tiểu học và trường mầm non Tá Bạ có vị trí tại trung tâm xã mỗi trường có 2 nhà cấp 4. Nhìn chung cơ sở vật chất của các trường học dần được cải thiện và đảm bảo để các em học sinh yên tâm học hành.
g. Chợ
Do nơi đây điều kiện kinh tế còn khó khăn và dân cư thưa thớt nên xã chưa có chợ để các hộ gia đình trao đổi mua bán. Chủ yếu tự cung tự cấp là nhiều.
h.Văn hóa, thể thao, hóa thông tin
UBMTTQ xã đã phối hợp với UBND xã tổ chức thành công ngày hội toàn nhân dân đoàn kết ở khu dân, treo 03 băng zôn và tuyên truyền về giao thông đường bộ, tổ chức các lễ hội, dịch êbôla, vắc xin sởi, các bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch mới nhất covid-19....
i. Dân số kế hoạch hóa gia đình
- Thực hiện tốt công tác cấp phát thuốc BHYT và khám chữa bệnh cho nhân dân cho nhân dân đúng theo quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi các chủ trương và biện pháp KHHGD, cung cấp đầy đủ các phương tiện dụng cụ tránh thai, khuyến khích các cặp vợ chồng tích cực thực hiện chính sách dân số.
k. Giáo dục
- Công tác giáo dục được UBND xã đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục, đản bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, duy trì sỹ số học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao.
l. An ninh, trật tự xã hội
- Trật tự an toàn xã hội ổn định, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn giao thông cũng được giữ vững. Nhân dân trong xã luôn phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và đoàn kết gắn bó với nhau.
4.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển KTNN - NT xã Tá Bạ đến phát triển KTNN - NT xã Tá Bạ
* Thuận lợi:
- Có khí hậu mát mẻ thuận lợi trong việc trồng trọt và trồng cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp.
- Là một xã vùng cao biên giới của tỉnh Lai châu nên là có diện tích đất nông nghiệp rộng
- Trình độ nhận thức của người dân nơi đây cũng có sự chuyển biến - Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đi lại cũng đã được cải thiện, đường từ xã đến huyện cũng đã được rải nhựa.
- Người dân ở nơi đây có tính chịu khó, cần cù và có kinh nghiệm trong việc trồng trọt sản xuất.
* Khó khăn:
- Cán bộ khuyến nông còn ít và trình độ còn hạn chế nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật là chưa có.
- Lối trồng trọt, sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm sản xuất là chính, sản xuất nhỏ lẻ hầu như là tự cung tự cấp.
- Để mà đưa KHKT áp dụng trong sản xuất là chưa làm được, vì dư duy của những người sản xuất còn rất là lạc hậu.
- Tỉ lệ mù chữ của người dân nơi đây còn rất là cao. - Gặp nhiều rủi ro trong việc phát triển ngành chăn nuôi.
- Là một xã nghèo thuộc miền núi nên là điều kiện để đầu tư vào sản xuất, phát triển các ngành nghề khác còn nhiều khó khăn.
- Người dân ở nơi đây vì còn quá nghèo nên là không có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Không tiếp cận được những thông tin về nhu cầu thị trường nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm dẫn đến việc tăng thu nhập cho gia đình là còn thấp.
* Cơ hội:
- Hiện nay đường xá giao thông đi lại giữa các xã và huyện đã thuận lợi, đây là một cơ hội tốt để mở rộng thị trường sản xuất nông sản.
- Các chính sách hỗ trợ về vốn vay dành cho hộ nghèo của NHCSXH, đã được đến gần với bà con hộ nghèo nơi đây. Từ đó các hộ nghèo có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
- Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức được các lớp tập huấn về kỹ thuật trong sản xuất cho các đối tượng vay, từ đó các đối tượng vay có thêm kiếm thức và nâng cao được trình độ hiểu biết của mình trong sản xuất.
* Thách thức:
- Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, bị thoái hóa do người dân sử dụng đất không phù hợp.
- Giá cả thị trường không ổn định, thất thường.
- Điều kiện thời tiết khí hậu không ổn định, làm bất lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Trình độ thấp, sự hiểu biết của các hộ còn hạn chế nên là việc áp dụng KHKT vào trong sản xuất là một điều rất là khó khăn.
- Giá sản phẩm nông nghiệp làm ra không cao, trong khi đó giá nguồn nguyên liệu cho sản xuất lại không giảm mà còn tăng.
- Dịch bệnh diễn biến thất thường
4.2. Hoạt động nguồn vốn vay hộ nghèo của NHCSXH xã Tá Bạ - huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu Mường Tè – tỉnh Lai Châu
4.2.1. Vai trò nguồn vốn vay hộ nghèo của NHCSXH xã Tá Bạ
- Giúp cho người dân nơi đây nhận thức được về vai trò của nguồn vốn vay, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Nhằm nâng cao thu nhập cho người nghèo nơi đây.
- Giúp người dân nơi đây cải thiện điều kiện sống, phát triển ngành chăn nuôi và giảm tỉ lệ thoát nghèo.
- Giúp nâng cao an sinh xã hội cho người dân nơi đây, đảm bảo chất lượng cuộc sống các hộ nghèo phát triển lên.
- Tạo kênh dẫn tín dụng ưu đãi trực tiếp đến các hộ nghèo.
4.2.2. Quy định cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH
4.2.2.1. Nguyên tắc cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH
- Người vay vốn phải sử dụng đúng với mục đích vay của mình.
- Không nợ gốc và lãi quá kỳ hạn, hoàn trả lại đúng thời hạn quy định. - Người vay phải là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4.2.2.2. Điều kiện của hộ vay vốn hộ nghèo của NHCSXH
- Mục đích sử dụng vốn vay của người vay phải phù hợp và hợp pháp - Người vay phải thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo có đăng ký tạm trú dài hạn và đăng ký hộ khẩu ở địa phương cho vay đó.
- Người vay vốn phải đủ từ 18 tuổi trở lên đủ năng lực chịu mọi hành vi dân sự mà pháp luật quy định. dân sự mà pháp luật quy định.
- Vốn vay hộ nghèo của NHCSXH là ưu đãi cho hộ nghèo và cận nghèo nên hộ nào thuộc hai đối tượng đấy và đồng thời cũng phải là thành viên của tổ
vay vốn, được tổ xét và có danh sách đề nghị vay có đóng dấu của UBND xã thì không cần phải thế chấp tài sản và lệ phí của thủ tục vốn vay cũng được miễn lệ phí.
- Người thừa kế hoặc là người đi vay vốn là người đại diện cho hộ vay đi vay nên là phải chịu trách nhiệm, ký nhận trực tiếp trả nợ khi đến kỳ hạn.
4.2.2.3. Quy trình và thủ tục cho vay
- Người muốn vay vốn phải tự nguyện gia nhập vào tổ vay vốn, tiết kiệm, người vay viết giấy đề nghị vay vốn và viết ra mục đích muốn vay vốn, nhận khế ước nợ rồi gửi cho tổ tiết kiệm và vốn vay. Khi giao dịch với ngân hàng thì người vay hoặc người kế thừa phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân phải có giấy xác nhận từ UBNDX nơi mình đăng ký cư trú cấp cho.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tổ chức họp và chọn ra những hộ có điều kiện vay vốn, lập danh sách kèm giấy đề nghị trình lên UBNDX để được cấp giấy xác nhận và phê duyệt danh sách những hộ được vay.
- Tổ tiết kiệm gửi danh sách đến ngân hàng, ngân hàng sẽ phê duyệt cho vay và thông báo đến UBNDX.
- UBNDX sẽ thông báo đến cho tổ chức chính trị - xã hội ở xã, sau đó tổ chức chính trị - xã hội ở xã thông báo cho tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên hoặc hộ gia đình biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.