Quy định cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để sử dụng tốt nguồn vốn vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội ở xã tá bạ, huyện mường tè, tỉnh lai châu (Trang 34)

4.2.2.1. Nguyên tắc cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH

- Người vay vốn phải sử dụng đúng với mục đích vay của mình.

- Không nợ gốc và lãi quá kỳ hạn, hoàn trả lại đúng thời hạn quy định. - Người vay phải là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương theo quy định của pháp luật.

4.2.2.2. Điều kiện của hộ vay vốn hộ nghèo của NHCSXH

- Mục đích sử dụng vốn vay của người vay phải phù hợp và hợp pháp - Người vay phải thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo có đăng ký tạm trú dài hạn và đăng ký hộ khẩu ở địa phương cho vay đó.

- Người vay vốn phải đủ từ 18 tuổi trở lên đủ năng lực chịu mọi hành vi dân sự mà pháp luật quy định. dân sự mà pháp luật quy định.

- Vốn vay hộ nghèo của NHCSXH là ưu đãi cho hộ nghèo và cận nghèo nên hộ nào thuộc hai đối tượng đấy và đồng thời cũng phải là thành viên của tổ

vay vốn, được tổ xét và có danh sách đề nghị vay có đóng dấu của UBND xã thì không cần phải thế chấp tài sản và lệ phí của thủ tục vốn vay cũng được miễn lệ phí.

- Người thừa kế hoặc là người đi vay vốn là người đại diện cho hộ vay đi vay nên là phải chịu trách nhiệm, ký nhận trực tiếp trả nợ khi đến kỳ hạn.

4.2.2.3. Quy trình và thủ tục cho vay

- Người muốn vay vốn phải tự nguyện gia nhập vào tổ vay vốn, tiết kiệm, người vay viết giấy đề nghị vay vốn và viết ra mục đích muốn vay vốn, nhận khế ước nợ rồi gửi cho tổ tiết kiệm và vốn vay. Khi giao dịch với ngân hàng thì người vay hoặc người kế thừa phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân phải có giấy xác nhận từ UBNDX nơi mình đăng ký cư trú cấp cho.

- Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tổ chức họp và chọn ra những hộ có điều kiện vay vốn, lập danh sách kèm giấy đề nghị trình lên UBNDX để được cấp giấy xác nhận và phê duyệt danh sách những hộ được vay.

- Tổ tiết kiệm gửi danh sách đến ngân hàng, ngân hàng sẽ phê duyệt cho vay và thông báo đến UBNDX.

- UBNDX sẽ thông báo đến cho tổ chức chính trị - xã hội ở xã, sau đó tổ chức chính trị - xã hội ở xã thông báo cho tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên hoặc hộ gia đình biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Hình 4.1: Quy trình thủ tục cho vay 4.2.3. Kết quả triển khai vốn

Kết quả triển khai vốn trong những năm từ 2018 - 2020, thực hiện theo yêu cầu của Đảng ủy, UBND xã, các cán bộ trong tổ chức chính trị đã có nhiều thành tích đạt được trong việc hỗ trợ vốn vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Mường Tè, để thấy được kết quả triển khai vốn tôi đã tổng hợp vào bảng như sau.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ chức chính trị - xã hội Ban xóa đói giảm nghèo UBND Xã Ngân hàng chính sách xã hội Hộ nghèo

Bảng 4.2. Kết quả triển khai cho vay vốn ưu đãi trong 3 năm tại xã Tá Bạ

(Nguồn: Cán bộ hội phụ nữ xã năm 2021) Từ số liệu bảng trên đã cho thấy vốn vay hộ nghèo của NHCSXH đã góp phần giúp cho các hộ nghèo của xã đã giảm dần qua các năm đó là:

Năm 2018 toàn xã có 191 hộ nghèo chiếm 54,26% đây là năm có số hộ nghèo rất cao. Đến năm 2019 số hộ nghèo là 182 hộ chiếm 51,26%, đã giảm so với năm 2018 là 9 hộ đây là một điều đáng mừng đối với một xã gần như là hộ nghèo vì chỉ qua một năm 9 hộ đã thoát nghèo nhờ vốn vay hộ nghèo. Và đến năm 2020 với số hộ nghèo là 165 chiếm 45,83% so với hai năm trước thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 đã giảm 17 hộ. Bên cạnh đó với sự tác động của thị trường, NHCSXH cũng tăng mức vay vốn bình quân từ 17,857 triệu đồng vào năm 2018 lên đến 21,136 triệu đồng năm 2019 và đến năm 2020 mức vốn vay bình quân có giảm đi một chút so với năm 2019 là 20,125 triệu đồng. Còn doanh số cho vay từ số liệu bảng ta thấy tăng lên qua từ năm, năm 2018 doanh số cho vay là 250 triệu đồng, năm 2019 doanh số cho vay là 465 triệu đồng và đến năm 2020 có doanh số là 483 triệu đồng.

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2018 2019 2020

1 Tổng số hộ Hộ 352 355 360

2 Tổng số hộ nghèo Hộ 191 182 165

3 Tỉ lệ hộ nghèo % 54,26 51,26 45,83

4 Doanh số cho vay Triệu đồng 250 465 483

5 Số hộ được vay Hộ 14 22 24

6 Số vốn vay bình quân/hộ Triệu đồng 17,857 21,136 20,125 7 Tỉ lệ số hộ sử dụng đúng

mục đích vay % 82,14 78,86 79,87

8 Tỉ lệ số hộ sử dụng sai mục

Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 doanh số cho vay tăng 215 triệu đồng và đến năm 2020 doanh số vay chỉ tăng lên thêm 18 triệu đồng. Hầu như tất cả những hộ vay vốn đều vay với mục đích là đầu tư kinh doanh nhỏ, đầu tư làm trang trại để chăn nuôi. Với sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ trong tổ chức chính trị xã hội, cùng với sự quan tâm của NHCSXH đã mở ra những lớp tập huấn cho các hộ dân về việc sản xuất, trồng trọt phù hợp để được năng suất cao, hiểu được nhu cầu thị trường, cách giám sát ghi sổ vay vốn cho các tổ trưởng, với sự hướng dẫn cụ thể về các kỹ thuật của khuyến nông đã giúp cho các hộ biết cách làm ăn, nên là tỉ lệ số hộ sử dụng đúng mục đích khá cao vào năm 2018 là 82,14%, năm 2019 là 78,86%, năm 2020 là 79,87%. Nhưng bên cạnh đó vẫn có hộ sử dụng sai mục đích, dùng vốn vay để sắm sửa lại đồ dùng trong nhà hoặc để chi tiêu vào việc khác.

Qua phỏng vấn điều tra của các cán bộ HPN, ĐTN, HND, HCCB thì cho biết trong tổng số các hộ vay có khoảng 90 - 95% số hộ có khả năng chi trả vốn và lãi cho ngân hàng khi đến kỳ hạn. Điều đó cho thấy việc sử dụng vốn vay hiệu quả, tốc độ phát triển và công tác giảm tỉ lệ nghèo đến xóa đói giảm nghèo của xã đang đạt kết quả cao.

4.3. Tình hình vay, sử dụng vốn vay của các hộ điều tra tại xã Tá Bạ - huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu

4.3.1. Tình hình chung của các hộ nghèo điều tra tại xã Tá Bạ

Thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, đi phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nghèo vay vốn NHCSXH với bảng hỏi chi tiết. Dưới đây là một bảng mô tả về điều tra đối với các hộ nghèo vay vốn.

Bảng 4.3. Tình hình của các hộ nghèo điều tra năm 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

Hộ điều tra

1 Tổng số hộ nghèo Hộ 60

2 Tổng số nhân khẩu Người 341

3 Tổng số lao động Lao động 167

4 Bình quân nhân khẩu/hộ Người/hộ 5,68

Trình độ văn hóa 1 Trung học phổ thông % 5,12 2 Trung học cơ sở % 27,53 3 Tiểu học % 23,18 4 Không học % 44,17 Tài sản 1 Trâu Con/hộ 487 2 Bò Con/hộ 561 3 Lợn Con/hộ 712 4 Gia cầm Con/hộ 903 5 Đất ở bình quân m²/hộ 337,11

6 Bình quân đất nông nghiệp m²/hộ 1.848,43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Từ bảng số liệu điều tra ở trên cho thấy rằng: Có tổng số 60 hộ điều tra thì chỉ có 341 nhân khẩu như vậy trung bình mỗi hộ sẽ vào khoảng 5 đến 6 người trong một hộ gia đình, có 167 người trong độ tuổi lao động và có 174 người ngoài tuổi lao động.

Về trình độ văn hóa trung học phổ thông chiếm 5,12%, trung học cơ sở chiếm 27,53%, tiểu học chiếm 23,18%, trình độ không học chiếm 44,17% đây là một tỉ lệ khá cao cho thấy rằng ở xã Tá Bạ tỉ lệ không biết chữ còn cao.

Đất ở bình quân mỗi hộ chiếm 337,11m² và bình quân đất nông nghiệp mỗi hộ là 1.848,43m², đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng lúa, ngô, lạc và làm trang trại để phát triển ngành chăn nuôi.

4.3.2. Tình hình vốn vay của các hộ điều tra

Muốn biết rõ hơn về tình hình sử dụng vốn vay của các hộ ở xã Tá Bạ tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ trên địa bàn xã và thống kê dưới bảng sau:

Bảng 4.4. Tình hình vốn vay của các hộ nghèo STT Tình hình sử dụng vốn vay Đơn vị tính Số lượng

1 Tổng số vốn vay Triệu đồng/hộ 21,3

2 Tổng số hộ sử dụng đúng mục đích % 97,16

3 Tổng số vốn sử dụng đúng mục đích Triệu đồng/hộ 18,4

4 Tổng số hộ sử dụng sai mục đích % 2,84

5 Tổng số vốn sử dụng sai mục đích Triệu đồng 33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, 60 hộ điều tra có số vốn vay bình quân trên một hộ là 21,3 triệu đồng, trong đó 97,16% là tổng số hộ sử dụng đúng mục đích với số vốn sử dụng đúng mục đích là 18,4 triệu đồng/hộ, tổng số hộ sử dụng sai mục đích là 2,84% do không đủ tiền mua sắm đồ dùng trong nhà, không đủ tiền học cho con, tiền thuốc thang khi ốm đau, tiền mua đất, …nên tổng số vốn sử dụng sai mục đích là 33 triệu đồng.

Bảng 4.4. Là bảng tổng hợp của các hộ điều tra về tình hình sử dụng vốn vay của các hộ. Nhưng để đánh giá chính xác hiệu quả của vốn vay phải hệ thống hóa chúng. Do đặc điểm sản xuất của các hộ là tự cung tự cấp nên ta phải thu thập các số liệu cụ thể và xử bằng cách tính toán và quy ra giá thị trường tại thời điểm nghiên cứu từ đó có thể xác định được phí trung gian của các hộ điều tra.

4.3.3. Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra

Để biết được nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra tại xã Tá Bạ, tôi đã thống kê ở bảng sau:

Bảng 4.5. Tổng hợp một số nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Hộ/tổng số Chiếm so với

tổng số (%)

Thuộc diện hộ nghèo 60/60 100.00

1 Do thiếu đất sản xuất 19 22,62

2 Đông con 15 19,10

3 Thiếu vốn 21 33,15

4 Thiếu kinh nghiệp làm ăn 20 25,13

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2021)

Qua bảng trên cho chúng ta thấy, nghèo đói của các hộ ở xã Tá Bạ từ rất nhiều nguyên nhân như đông con, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn và do thiếu đất sản xuất. Tuy nhiên thiếu vốn là nguyên nhân chiến tỉ lệ cao nhất với 33,15%, số hộ điều tra có 60 hộ thì tất cả 60 hộ đều là người dân tộc thiểu số nên là trình độ học vấn, sự hiểu biết và khả năng tiếp cận thị trường, tiếp nhận KHKT còn hạn chế trong việc sản xuất và phát triển chăn nuôi, vì vậy mà tỉ lệ hộ nghèo ở xã còn cao. Dưới đây là biểu đồ biểu thị phần trăm của từng nguyên nhân.

Hình 4.2. Biểu đồ biểu thị nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra.

22,62% 19,10% 33,15% 25,13% Do thiếu đất sản xuất Đông con Thiếu vốn

Nhìn vào biểu đồ tròn, ta thấy màu xám biểu thị cho nguyên nhân thiếu vốn làm ăn là chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất, do người dân nơi đây còn rất nghèo không đủ vốn hoặc là không có vốn để đầu tư vào việc sản xuất. Nguyên nhân thiếu kinh nghiệp làm ăn là do trình độ hiểu biết thấp dẫn đến việc làm ăn, sản xuất, trồng trọt còn lạc hậu, chưa có cải tiến về máy móc trong sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm lâu năm của mình mà làm.

4.3.4. Nhu cầu về vay vốn của các hộ điều tra

4.3.4.1. Nhu cầu về vay vốn hộ nghèo của các hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau

Nhu cầu vay vốn của các hộ với các mức vay khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo sản xuất, mức vay của các hộ được thống kê dưới bảng sau:

Bảng 4.6. Nhu cầu vốn vay của các hộ điều tra với mức vay khác nhau STT Mức vốn vay của hộ vay Số hộ Cơ cấu (%)

1 Chỉ vay 10 triệu 11 18,33

2 Từ 10 triệu đến 20 triệu 13 21,67

3 Từ 20 triệu đến 30 triệu 16 26,67

4 Trên 30 triệu 20 33,33

Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Từ bảng số liệu 4.6. Cho ta thấy nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra ở các mức vốn vay khác nhau, để thấy được về tỉ lệ nhu cầu vốn vay của các hộ dưới đây là biểu đồ thể hiện sự rõ ràng nhu cầu mức vốn vay của các hộ.

Hình 4.3. Biểu đồ nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra ở mức vay khác nhau

Các hộ vay trên 30 triệu là nhiều nhất với 20 hộ và chiếm 33,33% những hộ này thường vay trên 30 triệu nhằm vay để đầu tư vào việc trồng trọt, mua trâu, bò, gia cầm để làm trang trại phát triển ngành chăn nuôi, các hộ mà vay từ 20 đến 30 triệu mục đích vay của họ là đầu tư kinh doanh, bán buôn nhỏ lẻ và có hộ chăn nuôi thêm có 16 hộ chiếm 21,67%. Những hộ vay từ 10 triệu đến 20 triệu với mục đích đầu tư mua công cụ dụng cho ngành trồng trọt có 13 hộ chiếm 21,67%. Còn lại chỉ vay 10 triệu các hộ đầu tư vào việc sắm sửa lại đồng dùng trong nhà, chăn nuôi ít gia cầm thì có 11 hộ chiếm 18,33%, những hộ ở đây không dám vay nhiều họ chỉ vay với số tiền ít vì các hộ sợ không đủ khả năng trả lãi hàng tháng và không trả được vốn gốc.

4.3.4.2. Nhu cầu về thời hạn vay

Để biết được nhu cầu về thời hạn vay của các hộ nghèo vay vốn tôi đã đi điều tra và tổng hợp dưới bảng sau:

Chỉ vay 10 triệu 18,33% Từ 10 triệu đến 20 triệu 21,67% Từ 20 triệu đến 30 triệu 26,67% Trên 30 triệu 33,33% Chỉ vay 10 triệu Từ 10 triệu đến 20 triệu Từ 20 triệu đến 30 triệu Trên 30 triệu

Bảng 4.7. Nhu cầu về thời hạn vay vốn của các hộ nghèo STT Thời hạn vay vốn (tháng) Số hộ Tỉ lệ % 1 Ngắn hạn 11 20,00 2 Trung hạn 32 51,67 3 Dài hạn 17 28,33 Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Từ bảng số liệu 4.7. Cho ta biết được nhu cầu về thời hạn vay vốn hộ nghèo của các hộ, dưới đây là hình biểu thị cho nhu cầu về thời hạn vay của các hộ nghèo.

Hình 4.4. Biểu đồ nhu cầu về thời hạn vay vốn hộ nghèo của các hộ điều tra

Nhu cầu vay vốn ngắn hạn có 10 hộ chiếm tỉ lệ 20,00% nhu cầu của hộ vay ở mức ngắn hạn chủ yếu là đầu tư phục vụ cho trồng trọt mua phân, mua thuốc phun và những nhu cầu thiết yếu có thể mua chịu khác phục vụ cho gia đình do khoản tiền ở nhu cầu vay ngắn hạn thấp. Nhu cầu vay trung hạn có 32 hộ với mục đích đầu tư chăn nuôi, mua các công cụ dụng cụ phục vụ ngành nông nghiệp nên là các hộ có nhu cầu vay với thời gian trung hạn chiếm tới

20,00% 51,67% 28,33% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

51,67%, còn thời gian dài hạn có 17 hộ với mục đích đầu tư kinh doanh sản xuất, bán buôn nhỏ lẻ nên chiếm 28,33%.

Qua bảng và biểu đồ trên nhìn vào số liệu ta thấy rằng số hộ vay trung hạn chiếm phần lớn số hộ và phần lớn tỉ lệ trong số hai thời hạn còn lại, do mục đích

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để sử dụng tốt nguồn vốn vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội ở xã tá bạ, huyện mường tè, tỉnh lai châu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)