Những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh. (Trang 93 - 95)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty còn có những hạn chế như sau:

- Mặt hạn chế của công ty con, công ty liên kết:

Trong cơ cấu tài sản của Ree, công ty còn sở hữu 16 công ty con, 19 công ty liên kết và chưa kể các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, các khoản đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Chính sự bấp bênh trong khoản đầu tư vào công ty con, liên kết và hoạt động kinh doanh của những công ty này đã làm sụt giảm lợi nhuận của Ree thời gian qua. Lợi nhuận sau thuế của Ree giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do cùng kỳ năm trước, Công ty ghi nhận phát sinh thu nhập từ khoản thanh toán hoàn thành việc chuyển nhượng khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng. Trong khi đó, các công ty REE đầu tư vào mảng điện trong quý I/2020 đã bị ảnh hưởng do tình hình thủy văn không thuận lợi và một phần do đại dịch Covid-19.

Với số lượng công ty con khá lớn, cùng với sự tham gia đầu tư cả các khoản chứng khoán kinh doanh, REE tỏ ra nổi bật với khối tài sản lớn nằm ở các khoản đầu tư tài chính cả dài hạn và ngắn hạn. Tại thời điểm ngày 31/12/2020, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của REE lên tới 9.267 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.371 tỷ đồng, tổng cộng là 10.638 tỷ đồng, lớn gấp hơn 3 lần vốn điều lệ của Công ty và xấp xỉ vốn chủ sở hữu.

Số dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn của REE là 6,6 tỷ đồng, trong khi dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tại ngày 31/3/2020 là 24,8 tỷ đồng. Xét về quy mô đầu tư tài chính khá lớn của doanh nghiệp này, tỷ lệ các khoản đầu tư gặp rủi ro phải trích lập dự phòng chưa ở mức đáng báo động, chỉ 0,48% với đầu tư tài chính ngắn hạn và 0,27% với đầu tư tài chính dài hạn.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng cảnh báo trong các số liệu đầu tư tài chính của REE là tốc độ tăng của các khoản dự phòng đầu tư tài chính đang lan ra khá nhanh chỉ trong quý I/2020, tăng từ 4,5 tỷ đồng lên 24,8 tỷ đồng, tức tăng tới 5,5 lần.

Dự phòng tăng lên đến từ các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Trong đó, số trích lập cho khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã phát sinh thêm hơn 20 tỷ đồng dự phòng trong quý I/2020, trong khi thời điểm đầu năm, REE chưa phải thực hiện trích lập cho khoản đầu tư này. Đây có thể sẽ là một ẩn số trong tương lai, bởi tổng vốn đầu tư của REE tại Nhiệt điện Quảng Ninh lên tới 463,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, REE cũng có một số khoản đầu tư dài hạn dưới dạng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, nhưng không có thông tin rõ ràng, với tổng giá trị đầu tư gần 272,3 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính chỉ ghi chung chung khoản này là “các khoản đầu tư dài hạn khác”, mà không được diễn giải cụ thể, trong khi mức trích lập dự phòng đầu tư cho khoản này có tăng nhẹ trong quý I/2020.

- Về tình hình huy động vốn: Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, đó là giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp dẫn tới việc khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần cơ điện lạnh trong năm 2020 giảm so với năm 2019 và 2018, điều này được thể hiện thông qua tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019. Cho thấy công ty đang chưa sử dụng tốt các đòn bẩy tài chính. Công ty nên lưu ý đến việc sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính giúp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn; quản trị chặt chẽ các khoản phải thu của từng khách hàng, cũng như của từng nhà cung cấp nhằm tránh tình trạng thất thoát tiền, không thu hồi được nợ.

- Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tài sản ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên khiến đơn vị bị ứ đọng vốn. Do vậy đơn vị cần đưa ra chiến lược thu hồi nợ một cách hợp lý để tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tiến hành đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình để tránh ứ đọng và lãng phí vốn. Thêm vào đó, công ty cần quan tâm đến việc nếu tăng dự trữ HTK sẽ khiến cho công ty giảm hiệu suất khai thác, sử dụng vốn tồn kho nói riêng, và giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu

động cũng như vốn kinh doanh nói chung. Từ đó ảnh hưởng đến sức sinh lời một đồng vốn của đơn vị.

- Về tình hình kết quả kinh doanh: kết quả kinh doanh có sự giảm trong 3 năm giai đoạn 2018-2020 cho thấy dấu hiệu kinh doanh đang bị “chững” lại, nguyên nhân một phần không nhỏ đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 năm 2020 làm LNST cuối năm 2020 cũng bị giảm.

- Về hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh có xu hướng giảm trong năm 2020. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm khả năng sử dụng hợp lý vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh. (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w