Thực trạng sản xuất chè của các hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 51)

4.1.1 .Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.2. Thực trạng sản xuất chè hữu cơ ở xã Tức Tranh

4.2.2. Thực trạng sản xuất chè của các hộ nghiên cứu

4.2.2.1. Đặc điểm của các hộ điều tra

Trong tổng số 40 hộ điều tra , trung bình mỗi hộ có 4,10 nhân khẩu. Điều này phù hợp với quy mơ hộ gia đình hiện nay và cũng đảm bảo điều kiện để tiến hành các hoạt động sản xuất.

Bình qn lao động mỗi hộ có 2,28 người, tuy nhiên số lao động nơng nghiệp bình qn/hộ của hộ chỉ là 1,63 người. Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất chè hữu cơ thì chi phí cho lao động chiếm đến trên 50% tổng chi phí sản xuất, do vậy nguồn nhân lực của các hộ trong sản xuất chè còn hạn chế.

Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 48 tuổi, ở độ tuổi này kinh nghiệm sản xuất đã được tích lũy qua nhiều năm nên rất thuận lợi trong quá trình trồng và chăm sóc chè. Tuy nhiên, nó cũng là một thách thức khơng nhỏ vì kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng nhạy bén học hỏi cũng giảm đi một phần do tính cách bảo thủ của lao động nơng nghiệp nói chung, đặc biệt là gặp khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời sẽ không nắm bắt kịp thời được sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.3. Đặc điểm về nhân lực của nhóm hộ nghiên cứu

Diễn giải ĐV tính Số lượng Cơ cấu (%) BQ/hộ Tổng số hộ Hộ 40 - - Tổng số khẩu Người 164 4,10 1. Tuổi TB chủ hộ Tuổi 48,53 - - 2. Giới tính chủ hộ 40 100 -

- Nam giới Người 35 87.50 -

- Phụ nữ Người 05 12.50 -

3. Tổng số lao động Người 91 100 2.28

- LĐ nông nghiệp Người 65 71.43 1.63

- LĐ phi nông nghiệp Người 26 14.87 0.34

- LĐ kiêm Người 47 13,70 0.31

5. Trình độ chủ hộ về SX chè 40 100 -

- Được đào tạo, tập huấn Người 40 100 - - Chưa được đào tạo, tập huấn Người 0 0 -

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2020) 4.2.2.2. Thực trạng và kết quả sản xuất chè của các hộ điều tra

Diện tích, năng suất và sản lượng chè của hộ

Quá trình tiến hành điều tra, kết quả bảng 4.3 cho thấy: Tổng diện tích đất trồng chè bình qn mỗi hộ là 6,49 sào (tương đương 0,23 ha), trong đó tất cả là vườn chè đang trong thời kỳ kinh doanh, khơng có chè kiến thiết cơ bản . Hiện nay các hộ đang trồng cả hai loại chè là chè canh tác truyền thống (chè thông thường) và chè theo hướng hữu cơ (chè hữu cơ), tính chung tổng thể thì diện tích chè thơng thường và chè hữu cơ chênh lệch nhau không nhiều nhưng thực tế các hộ chuyên canh chè thường có diện tích hữu cơ nhiều hơn các hộ kiêm. Tính bình qn, diện tích chè thơng thường của mỗi hộ 3,12 sào/hộ (chiếm 48,07%) và hữu cơ 3.37 sào/hộ (chiếm 51,93%).

Năng suất chè hữu cơ thấp hơn chè thơng thường do đang trong q trình chuyển đổi từ chè thông thường sang chè hữu cơ nên có sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của cây chè, tuy nhiên sản phẩm chè hữu cơ ln có giá cao hơn chè thơng thường.

Bảng 4.4. Tình hình sản xuất chè của hộ năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Chè thông thường Chè hữu cơ

1. Diện tích đất chè Sào 3,12 3,37

2. Năng suất chè Tạ/sào 3,59 3,21

3. Sản lượng chè Tạ 11,20 10,81

4. Số lứa hái Lứa/năm 8,7 7,6

5. Giá bán (chè khô) Nghìn đồng/kg 250 450

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Kết quả sản xuất của các hộ nghiên cứu

Hiện tại các hộ đang trồng rất nhiều giống chè, mỗi giống chè lại có những đặc điểm khác nhau dẫn đến việc đầu tư sản xuất và hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu này chúng tơi khơng có điều kiện khảo sát tính tốn hiệu quả kinh tế của từng giống chè các mà chỉ phân chia các giống chè thành hai loại là “chè thông thường và chè hữu cơ” để tiến hành phân tích.

Bảng 4.5. Kết quả sản xuất chè của hộ năm 2020

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Chè thơng thường Chè hữu cơ

- Giá trị sản xuất GO 20,442.24 27,741.84 - Tổng chi phí sản xuất (TC) 12,606.29 15,055.13 - Chi phí trung gian (IC) 4,987.48 5,834.82 - Giá trị gia tăng (VA) 15,454.76 21,907.02 - Thu nhập hỗn hợp (MI) 7,835.95 12,686.71

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2020)

Kết quả sản xuất chè của hộ được phản ánh qua bảng 4.5 cho thấy:

Tất cả các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của chè thông thường đều thấp hơn chè hữu cơ. Như vậy có thể thấy rằng so với chè hữu cơ, sản xuất chè thơng thường mức đầu tư chi phí thấp hơn nhưng cũng đồng nghĩa với thu nhập thấp hơn và giá trị sản xuất cũng thấp hơn.

Chi phí sản xuất chè của hộ

Chi phí sản xuất chè của hộ năm 2020 được thống kê mơ tả tại bảng 4.6:

Bảng 4.6. Chi phí sản xuất chè của hộ năm 2020

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu

Bình quân 1 sào chè Chè thông

thường Chè hữu cơ

So sánh (%)

1 2 3 4 = 3 : 2

Tổng chi phí 4,027.24 4,438.17 109.26

1. Chi phí trung gian 1,624.86 1,743.86 106.83

1.1. Phân bón 1,446.55 1,592.64 109.17

1.2.Thuốc BVTV 138.76 152.00 108.72

2. Công lao động 2,163.53 2,419.09 110.56

3. Khấu hao 238.85 275.22 113.22

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2020)

Chè hữu cơ đòi hỏi tổng đầu tư chi phí cao hơn chè thơng thường gần 10%. Tuy có điều kiện cơ bản trong sản xuất khá giống nhau, song do điều kiện kinh tế khác nhau giữa các hộ đã tác động rất lớn đến tâm lý và khả năng đầu tư cho chè.

Đầu tư phân bón và thuốc BVTV là khoản đầu tư rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tiếp tới năng suất chè và chất lượng chè của các hộ nông dân. Nếu như chỉ biết khai thác mà khơng có chế độ chăm sóc, bảo vệ đất một cách thích hợp thì đất sẽ bị bạc màu và thối hố một cách nhanh chóng. Phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất chè hữu cơ đều phải tuân thủ theo quy định, chi phí cũng lớn hơn các loại phân và thuốc BVTV dùng cho chè thông thường.

Cơng lao động chi phí lớn nhất trong sản xuất chè, đặc biệt với chè hữu cơ,

năm 2020, chi phí lao động của sản xuất chè chiếm 53,87% chi phí sản xuất, trong đó chè hữu cơ chi phí lao động cao hơn chè thơng thường hơn 10%, vì vậy nếu hộ có lao động gia đình thì hiệu quả mang lại rất cao.

Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nghiên cứu

Bảng 4.7. Hiệu quả sản xuất chè của hộ năm 2020

Chỉ tiêu ĐV Chè thông

thường Chè hữu cơ

- GO/DT 1000đ/sào 6,552.00 8,483.74 - VA/DT 1000đ/sào 4,953.45 6,500.60 - MI/DT 1000đ/sào 2,511.52 3,764.60 - GO/IC Lần 4.53 4.75 - VA/IC Lần 3.53 3.75 - MI/IC Lần 1.74 2.17 - GO/LĐ Lần 3.03 3.40

- VA/LĐ Lần 2.29 2.69

- MI/LĐ Lần 1.16 1.56

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2020)

Bảng 4.7 phản ánh hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu. Qua bảng số liệu cho thấy:

Hiệu quả sử dụng đất: Cùng một nguồn lực đất đai, kết quả sản xuất

của hộ tính theo giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp thì sản xuất chè hữu cơ cho hiệu quả cao hơn chè thông thường.

Hiệu quả sử dụng vốn: Có sự thay đổi khác nhau đối với sản xuất chè

thông thường và chè hữu cơ. Khi đầu tư một nghìn đồng để sản xuất chè thông thường sẽ thu được 4,53 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,74 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp, chè hữu cơ sẽ thu được 4,75 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,17 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

Hiệu quả lao động: Bình quân chung, với mức đầu tư một nghìn đồng

chi phí lao động tạo ra được 3,03 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,16 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp đối với chè thơng thường và 3,40 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,56 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp đối với chè hữu cơ.

4.3.Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè theo hướng hữu cơ của các hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)