Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 58)

4.3.1 .Thuận lợi

4.3.3.Phân tích SWOT

Dựa vào kết quả đã điều tra về thuận lợi và khó khăn của các hộ sản xuất chè ta có thể rút ra được kết quả sau:

Bảng 4.8: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Điểm Mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Diện tích đất nơng nghiệp lớn - Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún - Lực lượng lao động dồi dào, chi phí

nhân cơng rẻ - Đầu vào chưa đủ cung ứng - Người dân có kinh nghiệm trồng

chè

- Lao động thiếu kiến thức chuyên sâu về chè hữu cơ

- Sản phẩm chè có thương hiệu - Khó khăn trong tiêu thụ sản

phẩm,chưa có đầu ra cho sản phẩm

Cơ Hội (O) Thách Thức (T)

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, chất lượng của người tiêu dùng ngày càng lớn

- Khó khăn trong xây dựng vùng sản xuất tập trung

- Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy của

nhà nước - Chất lượng đầu vào không đảm bảo - Thị trường cịn ít sản phẩm hữu cơ. - Sự chênh lệch về trình độ phát triển - Nơng nghiệp hữu cơ ngày càng thu

hút sự chú ý

- Cạnh tranh gay gắt với chè ở các địa phương khác

Điểm mạnh

Diện tích đất nơng nghiệp lớn: Nằm ở phía đơng huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, địa hình chủ yếu là đồi đất và thung lũng tương đối bằng phẳng nên diện tích đất nơng nghiệp có thể canh tác chè của xã Tức Tranh rất lớn. Ngồi ra tại đây cịn có chế độ mưa và chế độ nhiệt thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè.

Lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân cơng rẻ: Trong cơ cấu kinh tế của xã Tức Tranh thì nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao.

Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp dồi dào. Thêm vào đó, tiền cơng lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp rẻ nên sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như sản xuất cây chè nói riêng ở đây đang có lợi thế về lao động dồi dào, nhân công giá rẻ.

Điểm yếu

Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cũng như diện tích sản xuất chè tại xã Tức Tranh là rất lớn tuy nhiên sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún theo hộ gia đình là chủ yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không gắn với mở rộng tiêu thụ sản

phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng và giữ vững thương hiệu. Đầu vào chưa đủ cung ứng: Hiện nay trên địa bàn xã chưa có một cá nhân, doanh nghiệp nào cung ứng giống, phân bón, thiết bị máy móc và các tư liệu cần thiết khác phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ vì vậy việc tiếp cận sử dụng các tư liệu sản xuất trong sản xuất chè hữu cơ của các hộ sản xuất chè tại địa phương vơ cùng khó khăn.

Lao động thiếu kiến thức chuyên sâu về chè hữu cơ: Cây chè đã có mặt tại Tức Tranh khoảng 40 năm trước, người dân tại đây rất giàu kinh nghiệm trong canh tác cây chè, tuy nhiên đó là những kinh nghiệm sản xuất truyền thống, khái niệm chè hữu cơ còn khá mới đối với các hộ sản xuất chè họ chỉ được tiếp cận qua các buổi tập huấn hội thảo giới thiệu hoặc qua các phương tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự được đào tạo qua bất kỳ khóa học chun mơn nào về chè hữu cơ.

Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm:Thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định, bởi tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản đều thiếu sự quy hoạch, thiếu tính chiến lược, thiếu sự đồng bộ và thiếu sự đầu tư thỏa đáng gây ra những bất ổn và rủi ro đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Cơ hội

Nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng lớn: Chè là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người dân Việt Nam hay trên cả thế giới. Với mỗi đối tượng khách hàng tiêu thụ chè khác nhau họ có những yêu cầu về cả chất lượng và giá cả khác nhau, các đối tượng khách hàng có thu nhập vừa và thấp họ sẽ chọn những loại chè bình dân nhưng đối với những đối tượng có thu nhập cao yêu cầu của họ sẽ khơng cịn là giá cả mà chính là chất lượng. Chè mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt về sức khỏe, bởi vậy việc sử dụng chè như một loại quà tặng thể hiện sự tinh tế, sang trọng và ý nghĩa. Đây chính là cơ hội cho các hộ gia đình sản xuất chè nâng cao chất lượng sản phẩm chè của mình thay vì việc sản xuất đại trà nhưng lại kém chất lượng như trước đây.

Thách thức:

Khó khăn trong xây dựng vùng sản xuất tập trung: Các hộ gia đình tại địa phương quen với phương thức sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời cho nên việc thay đổi tư duy của họ trong sản xuất là tương đối khó khăn, hơn nữa sự thất bại của phương thức canh tác tập trung trong những năm trước đổi mới khiến họ e ngại tham gia các hợp tác xã hay các mơ hình sản xuất tập trung khác.

Cạnh tranh gay gắt: Thị trường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh rất gay gắt. Chè tại Tức Tranh khơng chỉ phải cạnh tranh với chính những vùng chè khác trong tỉnh Thái Nguyên mà còn phải cạnh tranh với các vùng chè nổi tiếng khác trong nước như Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và để vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế chè Tức Tranh còn phải cạnh tranh với các sản phẩm chè của các quốc gia khác trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tranh thủ thời cơ để khẳng định vị thế của cây chè Tức Tranh trên thị trường trong và ngồi nước cần có những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ sản xuất

chè truyền thống thông thường sang sản xuất chè hàng hóa, theo hướng hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị cây chè của địa phương.

4.4. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè hữu cơ cho xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Sản xuất chè hữu cơ mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam.Hiện nay chưa có một mơ hình chè hữu cơ đủ lớn, tiêu biểu trong các vùng chè. Hơn nữa với mỗi địa phương, sản xuất chè hữu cơ có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn khác nhau, do đó việc học hỏi và làm theo hồn tồn một mơ hình hay địa phương sản xuất chè hữu cơ nào đó sẽ gặp phải rủi ro lớn ảnh hưởng đến hiệu quả mà hướng sản xuất này đem lại. Dựa vào kinh nghiệm của một số mơ hình sản xuất chè hữu cơ, dựa vào kết quả đã điều tra về thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ, tơi đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Cần xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng, phải thiết lập được một hệ thống tổ chức, quản lý phù hợp. Sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống quản lý nhằm giúp cho người làm chè giám sát và thực hiện tốt nhất các giải pháp đầu vào, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật. Phải kiểm soát một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh q trình hữu cơ hố phân bón, sinh học hố thuốc trừ sâu bệnh . Các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch chè phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, đồng thời bảo vệ và cải tạo hệ môi trường sinh thái vùng chè sạch và bền vững.

Thứ hai: Xây dựng thương hiệu và phương án tiêu thụ. Tạo ra sản phẩm chè chất lượng là rất cần thiết đồng thời cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ chè, liên kết hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp đảm bảo an toàn đầu vào, thuận lợi đầu ra.

Các giải pháp được đề xuất thông qua kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp và ý kiến đề xuất của các hộ trồng chè, cán bộ địa phương tại các buổi tập huấn, họp dân liên quan đến sản xuất chè theo hướng hữu cơ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 58)