Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tức Tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 62)

4.3.1 .Thuận lợi

4.4.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tức Tranh

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi vì có thị trường thì sản phẩm mới tiêu thụ được, sản phẩm tiêu thụ được mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Phương thức sản xuất chè hữu cơ muốn phát triển thì phải làm cho người dân thấy được hiệu quả về mặt kinh tế mà nó đem lại.

Trong những năm tới cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

 Các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp địa phương cần tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường chè hữu cơ trong và ngồi nước.Từ đó đưa ra các định hướng sản xuất thích hợp cho các hộ trồng chè.Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất hay các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chè.

 Các hộ trồng chè tiến hành đa dạng hố sản phẩm, khai thác tính đặc trưng của sản phẩm để sản xuất ra những loại sản phẩm độc đáo (đặc sản) nhằm tăng giá trị sản xuất cũng như đảm bảo đầu ra cho chính sản phẩm của mình.

 Các cá nhân, hộ gia đình trồng chè phối hợp với các cơ quan, tổ chức Khuyến nông địa phương phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu thông qua việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại,… như: Tham gia hội chợ triển lãm Nông Sản, quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội,...

4.4.6. Đầu tư khoa học, công nghệ cao cho sản xuất và chế biến chè hữu cơ

Việc đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ cho chế sản xuất và chế biến chè sẽ tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm tạo ra vì vậy cần tiến hành một số hoạt động sau:

 Các hộ trồng chè áp dụng các giống chè mới, có khả năng chịu rét, chịu hạn, chống lại sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao, đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật, cải tiến kỹ thuật canh tác.

4.4.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Chính sách của nhà nước là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước, sản xuất chè hữu cơ cũng cần được khuyến khích phát triển từ những cơ chế chính sách của nhà nước.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hộ nông dân sản xuất chè hữu cơ đó là:

 Ban hành những chính sách ưu đãi về vay vốn cho người dân chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.

 Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao để thay thế hố chất, thuốc trừ sâu sinh học và thuốc diệt cỏ sinh học để xử lý sâu bọ và bệnh dịch trên cây.

 Hỗ trợ một phần kinh phí trong việc đầu tư cải tạo đất để sản xuất hữu cơ.

 Hỗ trợ tồn bộ kinh phí cho đào tạo tập huấn cho nơng dân tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất chè hữu cơ.

 Có các chính sách ưu đãi như: Trợ giá cho sản phẩm chè hữu cơ tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu, miễn thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu sản phẩm chè hữu cơ.

 Thiết lập tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển,sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 62)