Tình hình nhân sư của công ty từ năm 2016-2019

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK tại CÔNG TY TNHH dệt NHÃN JUNMAY (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TY TNHH DỆT NHÃN JUNMAY

1. Giới thiệu về công ty TNHH dệt nhãn Junmay

1.5. Tình hình nhân sư của công ty từ năm 2016-2019

Kết cấu lao động theo loại hình lao động

Bảng 2.1. Kết cấu lao động theo loại hình lao động

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2018/2017 Chênh lệch2019/2018 2017 2018 2019 Ngườ i Tỷ lệ% Người Tỷ lệ% Lao động trực tiếp 1.229 1.140 1.212 (89) (7,24) 72 6,32 Quản lý giám sát 90 77 85 (13) (14,44 ) 8 10,39 Nhân viên phục vụ 1139 1063 1127 (76) (6,67) 64 6,02 Lao động gián tiếp 192 179 188 (13) (6,77) 9 5.03 Lãnh đạo, quản lý 66 57 61 (9) (13,64 ) 4 7,02

Nhân viên văn

phòng 126 122 127 (4) (3.17) 5 4,10

Tổng 1421 1310 1400 (102) (7.18) 81 6.14

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Qua bảng số liệu 2.1 cho ta thấy về lực lượng lao động trực tiếp sản xuất và gián tiếp của công ty như sau:

Lao động trực tiếp bao gồm tất cả công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ở tất cả các khâu : vận chuyển, phụ vụ, kiểm tra sản phẩm, bốc dở hàng hóa... Còn lao động gián tiếp bao gồm nhân viên cấp cao, nhân viên văn phòng, nhân viên kỷ

thuật, thực hiện các công việc điều hành, đôn đốc, hổ trợ cho quá trình sản xuất sản phẩm… Nhìn chung, lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao hơn so vơi lao động gián tiếp của công ty chiếm trên 86% qua các năm.

Ta thấy lao động số lượng lao động trực tiếp sản xuất biến đổi qua các năm. Năm 2017 lượng lao động trực tiếp là 1.229 người qua năm 2018 số lượng này giảm còn 89 người, tức chiếm 7,24 % so với năm 2017 . Nguyên nhân làm thay đổi số lượng lao động giảm do một số nhân viên làm việc theo thời vụ hết thời gian ký hợp đồng, một phần do ảnh hưởng không chịu được áp lực về thời gian và tính chất công việc. Sang năm 2019 số lượng lao động tăng lên 72 người ( tức 1.212 người ) ứng với tỷ lệ 6,32%. Năm 2019 công ty tiếp tục kí hợp đồng ở những thị trường mới nên số lượng hợp đồng tăng lên cũng đòi hỏi phải tìm thêm nhân viên mới để đáp ứng được quá trinh công việc. Trong tổng số lượng lao động trực tiếp của công ty còn có quản lý, giám sát, và nhân viên phục vụ.

Nhìn chung đối với lượng lao động gián tiếp, có tăng, có giảm qua các năm. Năm 2017 là 192 người sang năm 2018 giảm 13 người ứng với tỷ lệ 6,77%. Đến năm 2019 số lượng lao động gián tiếp có phần thay đổi tăng lên 9 người là 188 người ứng với tỷ lệ 5,03%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động giảm đi nhân viên chuyển đổi công tác, phụ nữ đang trong gian đoạn nghỉ thai sản và một số nhân viên tìm được công việc ở nơi khác thích hợp hơn.

Kết cấu theo giới tính

Bảng 2.2: Kết cấu theo giới tính

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 2017 2018 2019 Ngườ i Tỷ lệ% Người Tỷ lệ%

Lao động theo giới tính

Nam 578 540 538 (38) (6.57) (2) (0,37)

Nữ 843 799 862 (44) (5.52) 63 7.88

Tổng 1421 1310 1400 (102) (7.18) 81 6.14

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Qua bảng số liệu 2.2 về cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính ta thấy số lượng lao động nữ có cao hơn so với lao động nam trong tổng số lao động của công ty. Số lao động nữ có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể năm 2017 số lao lao động là nữ là 843 người

sang 20137 giảm 44 người ứng với tỷ lệ 5,22% qua năm 2019 lao động nữ có phần thay đổi tăng lên 66 người ( tức 862 người) tỷ lệ 7,88%. Còn riêng số lao động nam trong công ty thì giảm dần qua các năm. Năm 2017 số lao động là 578 người nhưng đến năm 2018 thì số lao động giảm 38 người tỷ lệ 6,57%, năm 2019 số lao động tiếp tục giảm thêm 2 người còn lại 538 người tỷ lệ 0.37%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giới tính nam nữ của công ty là do đặc thù công việc của công ty tương đối nhẹ nhàng đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mĩ, kiên trì trong công việc phù hợp với nữ giới hơn vì vậy số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lao động nam.

Kết cấu theo trình độ

Bảng 2.3. Kết cấu lao động theo trình độ

Trình độ Năm Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 2017 2018 2019 Ngườ i Tỷ lệ % Ngườ i Tỷ lệ % Trên đại học 4 2 6 (2) (50) 4 200 Đại học 70 64 78 (6) (8.75) 14 21.88 Cao đẳng 45 50 76 5 11.11 26 52 Trung cấp 126 114 168 (12) (9.52) 54 47,37 THPT 1176 1089 1072 (87) (7.4) (17) (1.56) Tổng 1421 1310 1400 (102) (7.18) 81 6.14 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Bên cạnh sự thay đổi về nhân sự do sự biến động về kinh tế, cũng như các nguyên nhân được nêu ra ở trên. Chất lượng về nguồn nhân lực của công ty vẫn được duy trì qua các năm không có nhiều thay đổi. Trong đó lượng lao động có trình độ THPT vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trên 75% tổng số lao động trong công ty. Vì đây là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra thu nhập, công việc mang tính đơn giản nhiều hơn nên số lượng về trình độ THPT sẽ cao hơn so với các loại trình độ khác. Cụ thể lao động trình độ THPT năm 2018 là 1.089 người thấp hơn 2017 là 87 người tương đương giảm 7,4% so với năm 2017. Sang năm 2019 tổng số nhân viên có trình độ trình độ THPT đạt 1.072 người giảm 17 người tương ứng tỷ lệ giảm 1,56% so với năm 2017 từ bảng số liệu trên cho ta thấy được rằng trình độ THPT giảm đều qua các năm. Nguyên nhân làm cho số lượng lao động có trình độ THPT giảm dần do yêu cầu của đối tác nước

ngoài về chất lượng dịch vụ ngày càng cao, trong khi đó trình độ của nhân viên không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.

Về lao động có trình độ trung cấp trong công ty. Năm 2018 với số lao động có trình độ trung cấp là 114 người thấp nhất trong 2 năm. Năm 2018 số lượng nhân viên có trình độ trung cấp giảm hơn so với năm 2017 là 12 người tương ứng với tỷ lệ 9,52%. Do trong thời gian này công ty cắt giảm nhân sự lao động trong đó nhân viên có trình độ trung cấp cũng bị cắt giảm, đồng thời do lương của lao động trong công ty không cao hơn so với lương của lao động có trình độ THPT làm cho người lao động trong công ty có xu hướng chuyển sang các công ty khác có mức lương cao hơn. Sang năm 2019 số lượng lao động trình độ trung cấp lại tăng lên 54 người tương ứng với tỷ lệ 47,37% so với năm 2017. Nguyên nhân, nhân viên có trình độ trung cấp tăng lên trong giai đoạn này là do số lượng lao động trên địa bàn từ các trường trung cấp tăng lên. Trong khi đó công ty cần tuyển thêm để bù vào các chỉ tiêu này ở các khâu kiểm tra, vận hành,…

Đối với số lượng lao động có trình đô cao đẳng lại tăng đều qua các năm. Năm 2017 số lao động có trình độ cao đẳng 45 người đến năm 2018 tăng lên 5 người tương ứng với tỷ lệ là 11,11%. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng lên 26 người đạt tỷ lệ 52% trên tổng số NV. Phần lớn các lao động có trình độ cao đẳng so với lao động có trình độ trung cấp sẽ bị đánh đồng về chất lượng công việc. Nhưng trên thực tế trình độ cao đẳng có kiến thức chuyên sâu hơn thực hiện những công việc phức tạp hơn được công ty sử dụng ở những bộ phận kiểm tra hàng hóa, hỗ trợ cho nhân sự cấp cao trong công việc tính toán, phụ trách công tác kỹ thuật và quản lý kỹ thuật.

Về lao động có trình độ đại học và trên đại học. Năm 2017, số lao động trên đại học là 4 người sang năm 2018 giảm 2 người ứng với tỷ lệ 50% qua năm 2019 số lao động tăng lên nhiếu so với năm 2018 là 6 người chiếm 200% số lao động của công ty. Số lao động ở trình độ này chủ yếu làm những công việc điều hành chuyên về hoạt động kinh doanh hoặc chỉ những nhân sự có trình độ kỷ thuật cao được sử dụng để nghiên cứu trong công việc.

Một phần của tài liệu QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK tại CÔNG TY TNHH dệt NHÃN JUNMAY (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w