Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn 1 Hàn điện

Một phần của tài liệu Kế hoạch về an toàn lao động năm 2022 (Trang 43 - 44)

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã

5. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn 1 Hàn điện

5.1. Hàn điện

a) Trước khi sử dụng máy hàn, dây cáp hàn không bị hư hại (ví dụ bị rò điện, hư hại lớp cách điện);

b) Thợ hàn phải đeo mặt nạ hàn, đeo găng tay và khẩu trang;

c) Tình trạng của thiết bị giảm điện áp phải được kiểm tra trước khi sử dụng;

d) Kết nối dây nối bảo vệ của máy hàn với cực nối;

e) Chỉ những người đã hoàn thành khóa học chuyên ngành/hàn điện cảm ứng và đã qua kiểm tra các kỹ năng thực tế mới được tham gia công tác hàn;

f) Cấm thực hiện công tác hàn tại nơi ẩm ướt hoặc khi thợ hàn bị ướt;

g) Kìm hàn phải đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn quy định; h) Phải kiểm tra máy hàn định kỳ theo quy định.

Lưu ý:

- Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, tham khảo QCVN

3:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện.

- Các điểm kiểm tra tham khảo TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện – Yêu

cầu chung về an toàn và TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung.

5.2. Hàn, cắt bằng khí

a) Thợ hàn phải mặc quần áo bảo hộ và sử dụng thiết bị phù hợp với công việc hàn và cắt bằng khí;

b) Bộ dụng cụ cắt bằng khí phải được trang bị bộ chống tia phản hồi;

c) Tên người có liên quan phải được thông báo trên công trường nơi sử dụng dụng cụ cắt bằng khí;

d) Nhãn “đầy” và “hết’’ phải được gắn trên bình khí/ôxy;

e) Bình chữa cháy phải được bố trí trên công trường nơi có sử dụng dụng cụ khí;

f) Kiểm tra hư hại và mất ổn định của ống dẫn khí trước khi sử dụng, đồng thời phải kiểm tra rò rỉ khí từ ống và liên kết giữa ống và dụng cụ cắt hàn;

g) Kiểm tra hư hại và mất ổn định của van giảm áp trên dụng cụ hàn cắt và áp lực của khí nén;

h) Chỉ những người có đủ điều kiện về kiến thức và tay nghề mới được sử dụng dụng cụ khí;

i) Kính, bảo vệ chống mạt/tia lửa phải được xem xét sử dụng;

j) Khu vực nguy hiểm về cháy, nổ phải treo biển “Nguy hiểm! Dễ cháy!”. Lưu ý:

Các điểm kiểm tra tham khảo Nghị định 35/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và QCVN18:2014.

Một phần của tài liệu Kế hoạch về an toàn lao động năm 2022 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w