QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Kế hoạch về an toàn lao động năm 2022 (Trang 57 - 61)

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

1. Quy định chung

a) Đảm bảo để người lao động sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với loại công việc và điều kiện làm việc, ở những nơi họ có thể có nguy cơ gặp nguy hiểm trong khi tiến hành thi công;

b) Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân được chứng nhận phù hợp theo các

luật và quy định có liên quan ;

c) Huấn luyện cho người lao động về cách sử dụng và quản lý phương tiện bảo hộ, và hướng dẫn cách dùng thích hợp;

d) Đảm bảo rằng người lao động sử dụng phương tiện bảo hộ thích hợp tùy thuộc vào công việc và điều kiện làm việc..

Để đảm bảo an toàn cho người lao động, nên chuẩn hóa về ch ất lượng và hiệu quả của các trang thiết bị và quần áo bảo hộ lao động chuyên dùng cho việc bảo vệ con người khỏi những nguy cơ, chẳng hạn như Tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC94: Phương tiện bảo vệ cá nhân.

- ISO/TC 94/ SC1 (ISO 3873:1977): Mũ bảo hộ;

- ISO/TC 94/ SC3 (ISO 4643:1992): Giày ủng bằng chất liệu đúc;

- ISO/TC 94/ SC4 (ISO 10333:2000): Hệ thống chống rơi ngã cá nhân;

- ISO/TC 94/ SC13 (ISO 6942:2002): Quần áo bảo hộ

- ISO/TC 94/ SC15 (ISO 16900:2014): Thiết bị bảo vệ hô hấp;

2. Mũ bảo hộ

a) Đảm bảo mũ bảo hộ được sử dụng để giảm các tác động vào đầu trong trường hợp rơi, ngã, và bảo vệ đầu khỏi các vật bay hoặc rơi.

b) Thông báo cho người lao động biết về các loại công việc và những nơi làm việc cần phải đội mũ bảo hộ, hướng dẫn họ về cách sử dụng mũ, và cũng chỉ dẫn chi tiết phải đội mũ bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết.

c) Mũ bảo hộ phải được thiết kế hoặc điều chỉnh cho vừa với đầu của người đội, và quai mũ phải luôn luôn được thắt chặt khi người đội đang thực hiện những công việc có nguy cơ rơi, ngã.

d) Không sử dụng các mũ bảo hộ đã hỏng.

3.Đai/áo an toàn

Nhà thầu phải đảm bảo:

a) Đai an toàn được sử dụng để ngăn ngừa rơi, ngã khi thực hiện các công việc trên cao, trên rìa của sàn công tác và gần những khoảng hở mà có thể xảy ra rơi, ngã;

b) Đai an toàn được sử dụng thích hợp với vị trí và nội dung công việc;

c) Người lao động phải được biết về vị trí và loại công việc cần phải sử dụng đai an toàn, được huấn luyện sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng đai an toàn bất cứ khi nào cần thiết;

d) Các đai an toàn hỏng (dù là mới bị hư hại một lần) không được sử dụng;

e) Sử dụng các móc đai an toàn có chốt;

f) Móc đai an toàn được gắn ở vị trí cao hơn thắt lưng;

g) Hệ thống gắn đai an toàn (đai, móc, neo) được lắp đặt trước khi sử dụng đai an toàn. Hệ thống này đủ khả năng chịu lực trong trường hợp xảy ra rơi, ngã, và được kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường không trước khi sử dụng.

4. Phương tiện bảo hộ cho mắt và mặt

a) Phương tiện bảo hộ được sử dụng để bảo vệ mắt và mặt khỏi những tia lửa hoặc bụi bột nhỏ phát sinh từ các máy mài, bắn hóa chất từ các dung môi, hoặc tia lửa hoặc tia sáng từ công tác hàn hoặc cắt;

b) Khi sử dụng phương tiện bảo hộ cho mặt như kính bảo hộ, phải sử dụng đúng loại kính thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động phải được biết về vị trí và loại công việc cần sử dụng phương tiện bảo hộ, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết.

5. Phương tiện bảo hộ cho tai

a) Phương tiện bảo hộ cho tai được sử dụng để bảo vệ tai ở những nơi phát sinh tiếng ồn lớn;

b) Khi sử dụng phương tiện bảo hộ cho tai như là nút tai hoặc bịt tai, phải sử dụng đúng loại thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động được cho biết về vị trí và loại công việc cần sử dụng phương tiện bảo hộ tai, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết.

a) Phương tiện bảo hộ cho tay được sử dụng để bảo vệ tay trước các chất có thể làm tổn hại đến da, và trong công tác hàn và cắt;

b) Khi sử dụng phương tiện bảo hộ cho tay như là găng tay, phải sử dụng đúng loại thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động được cho biết về vị trí và loại công việc cần sử dụng phương tiện bảo hộ tay, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết.

7. Phương tiện bảo hộ cho chân

a) Phương tiện bảo hộ cho chân được sử dụng để bảo vệ chân khỏi những vật rơi, vật nhọn, bị kẹt giữa các đồ vật, bị điện giật và trước các chất có thể làm tổn hại đến da;

b) Khi sử dụng phương tiện bảo hộ cho chân như là như là giầy hoặc ủng, phải sử dụng đúng loại thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động được cho biết về vị trí và loại công việc cần phải đồ dùng bảo vệ chân, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết;

8. Áo phao

a) Áo phao được sử dụng để bảo vệ khỏi các tai nạn đuối nước, khi người lao động thực hiện những công việc có nguy cơ dễ bị ngã xuống nước;

b) Khi sử dụng áo phao, phải sử dụng đúng loại thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động được cho biết về vị trí và loại công việc cần áo phao, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết.

9. Mặt nạ thở

a) Mặt nạ thở được sử dụng để duy trì hô hấp khi người lao động làm việc tại những nơi có thể xảy ra cháy, nổ, thiếu dưỡng khí hoặc phải xử lý các khí độc và cả khi những tai nạn đó đã xảy ra;

b) Khi sử dụng mặt nạ thở, phải sử dụng đúng loại thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động được cho biết về vị trí và loại công việc cần phải dùng mặt nạ thở, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết;

d) Mặt nạ thở được kiểm tra định kỳ và luôn được duy trì trong điều kiện tốt.

10. Khẩu trang phòng bụi và mặt nạ phòng độc

a) Khẩu trang phòng bụi và mặt nạ phòng độc được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi những điều kiện độc hại, khi thực hiện các công việc có phát sinh bụi bột, khí hoặc hơi, hoặc có các nguy hiểm đến sức khỏe khác;

b) Khi sử dụng khẩu trang phòng bụi và mặt nạ phòng độc, phải sử dụng đúng loại thích hợp với loại công việc;

c) Người lao động được cho biết về vị trí và loại công việc cần phải dùng khẩu trang phòng bụi và mặt nạ phòng độc, được hướng dẫn sử dụng đúng cách, và cũng được chỉ dẫn chi tiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ bất cứ khi nào cần thiết;

d) Khi sử dụng khẩu trang phòng bụi và mặt nạ phòng độc, phải kiểm tra tất cả các bộ phận trước khi sử dụng;

e) Không sử dụng khẩu trang phòng bụi tại những nơi có nồng độ ôxy thấp, hoặc có khí độc;

f) Luôn có sẵn các màng lọc hoặc những khẩu trang thay thế khi sử dụng khẩu trang phòng bụi;

g) Khi sử dụng khẩu trang phòng bụi nếu người lao động cảm thấy khó thở, phải ngay lập tức thay thế màng lọc trước khi sử dụng lại;

h) Không sử dụng mặt nạ phòng độc tại những nơi có nồng độ ôxy thấp;

i) Luôn có sẵn các bầu lọc hoặc mặt nạ thay thế khi sử dụng mặt nạ phòng độc;

j) Hạn sử dụng của mặt nạ phòng độc được xác định rõ trước khi sử dụng;

k) Bất kỳ khi nào người lao động cảm nhận được bất cứ mùi bất thường nào

trong quá trình sử dụng mặt nạ phòng độc, phải ngay lập thức kiểm tra tình trạng của bộ lọc và thay bầu lọc ở một nơi an toàn như quy định.

11. Hộp sơ cứu

a) Hộp sơ cứu cần được chuẩn bị sẵn trên công trường với đầy đủ băng gạc,

thuốc men… Nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo sẵn sàng việc sơ cứu, bao gồm cả vi ệc bố trí những người đã được huấn luyện. Nhà thầu cần sắp xếp để đảm bảo cung cấp các chăm sóc y tế cho người lao động nếu xảy ra tai nạn hoặc ốm đau đột ngột.

b)Cách thức bố trí các phương tiện sơ cứu cũng như nhân viên y tế (y tá) nên theo các quy định trong các văn b ản pháp luật có liên quan, và sẽ được lập chi tiết sau khi có ý kiến của cơ quan y tế có thẩm quyền và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan.

c) Tại những nơi công việc có liên quan đến rủi ro về đuối nước, ngạt hoặc điện gi ật, nhân viên sơ cứu cần thành thạo trong việc sử dụng các kỹ thuật hồi sức, cấp cứu và các quy trình cứu chữa khác. Các thi ết bị phụ c vụ hồi sức và cấp cứu phù hợp, khi được yêu cầu, bao gồm cả băng ca, luôn luôn sẵn có tại công trường xây dựng.

d)Bộ dụng cụ sơ cứu hoặc hộp sơ cứu, khi thích hợp, nên có sẵn tại nơi làm việc. Những bộ dụng cụ sơ cứu ho ặc hộp sơ cứu không được chứa những gì ngoài những thứ phục vụ sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp. Những dụng cụ này cần có hướng dẫn sử dụng đơn giản và rõ ràng để làm theo, do một người có chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện việc sơ cứu lưu giữ và thường xuyên được kiểm tra và cất giữ đúng cách.

Một phần của tài liệu Kế hoạch về an toàn lao động năm 2022 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w