Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm 1 Các điểm cần chú trọng trong giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu Kế hoạch về an toàn lao động năm 2022 (Trang 45 - 46)

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã

7. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm 1 Các điểm cần chú trọng trong giai đoạn chuẩn bị

7.1. Các điểm cần chú trọng trong giai đoạn chuẩn bị

a) Hiểu rõ điều kiện thi công

b) Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp thích hợp giả định rằng mức độ dưỡng khí không đủ khi tiến hành thi công trong các điều kiện sau:

- Giếng, giếng chìm mở, hầm lò, hầm, giếng chìm khí nén và các nơi tương tự khác không được sử dụng trong một thời gian dài;

- Bên trong những nơi trên tiếp xúc với hoặc dẫn tới các lớp địa chất sau:

Lớp cát sỏi có lớp cách nước ở ngay trên, có một lượng ít hoặc không có nước lọt qua hoặc chảy nước;

 Lớp địa chất chứa các muối sắt hoặc muối mangan;

 Lớp địa chất chứa metan, etan hoặc butan;

 Lớp địa chất phun hoặc có khả năng phun ra nước có khí cacbonat;

 Các lớp bùn.

- Bể chứa, đường ống dẫn, ga cống và hố đào;

- Bên trong bể chứa, đường ống dẫn, ga cống và hố đào khi nước mưa, nước sông, hoặc nước bị thấm vào đọng lại hoặc nước đọng từ trước tại một số thời điểm;

- Bên trong thùng chứa, bể chứa, đường cống, đường ống dẫn, ga cống, mương đào, hố đào có chứa hoặc từng chứa các chất thải hữu cơ, bùn, rác, chất lỏng có bột giấy, hoặc các chất ăn mòn hoặc dễ phân hủy khác;

- Hiện trường thi công đào, thi công móng cọc hoặc các vùng xung quanh nơi thi công có hoặc từng có sử dụng khí nén;

- Những nơi công việc thực hiện có sử dụng máy thi công có động cơ đốt trong ở trong môi trường kín.

c) Quy trình thi công

d) Nhà thầu phải chỉ rõ trước quy trình thi công và giám sát viên chịu trách nhiệm với các công việc được thực hiện ở nới có nguy hiểm do thiếu dưỡng khí có tính đến các điều kiện đặc biệt về thi công xây dựng và các yếu tố liên quan khác.

e) Đo lường môi trường làm việc

f) Nhà thầu phải chỉ rõ trước thời gian và phương pháp đo nồng độ dưỡng khí, và quy trình quản lý các nồng độ trong các môi trường làm việc khác nhau sẽ được áp dụng.

g) Huấn luyện trước cho người lao động

h) Nhà thầu phải tổ chức huấn luyện cho người lao động làm việc tại những khu vực có nguy cơ thiếu dưỡng khí về:

- Ảnh hưởng của việc thiếu dưỡng khí đối với cơ thể và các triệu chứng liên quan;

- Cách sử dụng các phương tiện bảo hộ bao gồm mặt nạ thở;

- Sơ tán trong trường hợp xảy ra tai nạn và các phương pháp xử lý khẩn cấp. i) Phương tiện bảo hộ

j) Người lao động phải đội mũ bảo hộ và sử dụng các phương tiện bảo hộ để bảo vệ chân khi làm việc. Những nơi có xuất hiện khí độc, người lao động phải đeo mặt nạ phòng độc hoặc mặt nạ thở. Người lao động phải sử dụng đai an toàn khi làm việc ở những nơi có thể bị rơi ngã.

7.2.Các điểm cần chú trọng khi làm việc tại nơi có nguy cơ thiếu dưỡng khí a) Lắp đặt và duy trì các thiết bị đo lường cần thiết để đo nồng độ khí trong môi trường làm việc, khi thi công tại nơi có nguy cơ thiếu dưỡng khí;

Một phần của tài liệu Kế hoạch về an toàn lao động năm 2022 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w