Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến nổ 1.Các quy định chung

Một phần của tài liệu 3. kế hoạch tổng hợp về an toàn (Trang 48 - 50)

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã

9. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến nổ 1.Các quy định chung

9.1.Các quy định chung

Khi thao tác với vật liệu nổ tại công trình xây dựng, Nhà thầu phải:

a) Tuân thủ tất cả các yêu cầu có liên quan được quy định trong các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan của Việt Nam;

b) Đảm bảo rằng toàn bộ việc sắp đặt cần thiết được thực hiện bởi người có đủ năng lực, trình độ được quy định trong các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan của Việt Nam, và người lao động được bảo vệ trước mọi nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chất nổ.

c) Đảm bảo rằng nội dung công việc, phương pháp thực hiện và các quy trình, và các kế hoạch công việc chi tiết khác như là TMBPAT được chuẩn bị bởi người có năng lực, trình độ và người lao động có liên quan phải nắm được.

d) Bổ nhiệm các giám sát viên chịu trách nhiệm từ những người có năng lực, trình độ để giám sát công việc.

e) Đảm bảo rằng người lao động được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phá nổ được nhận biết dễ dàng từ các người lao động khác bằng cách sử dụng các ký hiệu hoặc nhãn hiệu trên mũ bảo hộ an toàn của họ.

f) Giáo dục và huấn luyện đầy đủ cho người lao động được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phá nổ về sự nguy hiểm của công tác phá nổ và các trường hợp cụ thể quan trọng về an toàn và an ninh.

g) Về nguyên tắc, công tác phá nổ nền sẽ thực hiện vào ban ngày. Nếu công tác này phải thực hiện vào buổi tối vì những lý do không thể tránh được, Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ chiếu sáng.

h) Đảm bảo an toàn cho người lao động thực hiện các công tác khác bằng cách xét đến các yêu cầu sau:

- Thời gian phá nổ phải được quyết định với sự đồng ý của các giám sát viên của các công tác khác có liên quan.

- Cảnh báo trước sẽ được chuyển đến các giám sát viên của các công tác khác, và công tác phá nổ chỉ được thực hiện sau khi đã đảm bảo rằng các giám sát viên đó đã hiểu kỹ khi công tác phá nổ được tiến hành.

i) Thông báo một khu vực là “khu vực nguy hiểm” nơi được xem là có nguy

hiểm đối với người lao động do công tác phá nổ, và thông báo một khu vực là “khu vực an toàn” nơi người lao động có thể đứng an toàn ở đó trong khi tiến hành phá nổ.

j) Thực hiện các biện pháp để đảm bảo giới hạn sự xâm nhập của người lao động vào khu vực nguy hiểm

- Đặt một trạm theo dõi.

- Lắp đặt các ký hiệu cảnh báo phá nổ tại các vị trí dễ quan sát xung quanh khu vực nguy hiểm.

8.2.Biện pháp cất trữ vật liệu nổ

a) Lập một bảng cân đối vật liệu nổ ghi chép khối lượng vật liệu nổ đã nhận, đã sử dụng và còn lại cho mỗi lần thực hiện công tác phá nổ;

b) Quản lý chặt các bản cân đối vật liệu nổ;

c) Thực hiện đầy đủ, cẩn thận việc giữ gìn tránh hao hụt và mất trộm vật liệu nổ; d) Cất trữ vật liệu nổ tại nơi:

- Nơi mà người không có phân sự không được ra vào, có đầy đủ hệ thống

thông gió, sạch và không khí khô được duy trì, và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào;

- Nơi không có lửa và rủi ro về đá rơi;

- Có thiết bị khóa để ngăn ngừa đột nhập từ bên ngoài;

- Chịu được lửa.

e) Không chứa các vật liệu dễ cháy như là cỏ khô, lá khô hoặc cây bụi xung quanh kho chứa vật liệu nổ;

f) Không mở cửa kho chứa khi có hoặc có thể xảy ra sấm sét.

8.3. Biện pháp vận chuyển vật liệu nổ

a) Đặt thiết bị kích nổ và chất nổ trong các thùng chứa riêng biệt và vận chuyển từng thùng một;

b) Không đặt các loại vật liệu nổ khác nhau trong cùng một thùng;

c) Nhận diện các thùng đang cất trữ vật liệu nổ, như gắn một ký hiệu chất nổ ra bên ngoài;

d) Đảm bảo rằng các phương tiện vận chuyển vật liệu nổ đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chạy êm và ở trong điều kiện tốt;

- Có kết cấu giữ không làm rơi vật liệu nổ từ giá để hàng; - Được trang bị thiết bị dập lửa.

e) Đảm bảo rằng vật liệu nổ không được vận chuyển bằng cách nhét vào túi của người lao động hoặc mang bởi người lao động.

8.4. Biện pháp thao tác với vật liệu nổ

a) Thiết lập các quy trình thực hiện về nạp thuốc nổ an toàn và hiệu quả và bắt buộc người lao động có liên quan phải nắm rõ về những quy trình này;

b) Đảm bảo rằng chất nổ và kíp nổ được thao tác cẩn thận và không bị va đập, văng hoặc rơi;

c) Hủy bỏ bất kỳ công tác phá nổ nào khi có thể xảy ra sét, chớp;

d) Kích nổ khi thực hiện phá nổ, chỉ sau khi sơ tán hết người lao động trong khu vực nguy hiểm, bố trí người theo dõi để ngăn chặn sự xâm nhập vào khu vực nguy hiểm, và thông báo cho các chủ thể về việc tiến hành nổ phá;

e) Khoan lỗ sau khi đảm bảo rằng không còn lỗ đặt thuốc hoặc thuốc nổ còn sót từ lần nổ phá trước;

f) Thao tác và xử lý bất kỳ phần thuốc nổ nào chưa nổ tìm thấy sau khi nổ phá, sử dụng các phươ ng pháp thích hợp; Việc tìm kiếm phần thuốc nổ chưa nổ phải tiếp tục cho đến khi tìm thấy.

g) Trả lại số thuốc nổ dự kiến sử dụng nhưng thực tế không dùng đến, về đúng kho chứa chất nổ sau khi hoàn tất công việc.

Một phần của tài liệu 3. kế hoạch tổng hợp về an toàn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w