HỆ THỐNG THEO DÕI, BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT

Một phần của tài liệu 3. kế hoạch tổng hợp về an toàn (Trang 69 - 74)

ĐỘNG ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT

1. Theo dõi và Báo cáo việc triển khai thực tế Kế hoạch Quản lý An toàn1.1. Theo dõi 1.1. Theo dõi

Nhà thầu phải theo dõi thực tế việc thực hiện công tác quản lý an toàn đã được chỉ rõ trong Kế hoạch Quản lý An toàn và Thuyết minh Biện pháp An toàn. Các hoạt động theo dõi của Nhà thầu thông qua chu trình làm việc an toàn được nêu trên.

1.2.Báo cáo về các hoạt động quản lý an toàn

Hàng tháng, Nhà thầu phải nộp báo cáo an toàn tháng cho CĐT/Ban QLDA và Tư vấn. Trước khi nộp, các nhà thầu phụ (hoặc các nhà thầu trong liên danh) phải xác nhận vào báo cáo đó.

Báo cáo phải đề cập toàn diện các khía cạnh có liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động và sử dụng trong phân tích số liệu thống kê của toàn bộ Dự án. Báo cáo sẽ có

một phần về kế hoạch an toàn cho một tháng tiếp theo (tháng sau) trong đó đưa ra các công việc cần có sự chú ý đặc biệt về an toàn cần được thảo luận.

2. Báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

2.1.Báo cáo về tình hình tai nạn lao động

a) Nếu xảy ra tai nạn, cần phải báo cáo ngay với Trưởng bộ phận an toàn và Giám đốc Dự án/Chỉ huy trưởng công trường.

b) Nhà thầu phải tuân thủ quy trình điều tra tai nạn như quy định tại Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.

c) Nhà thầu phải báo cáo CĐT/Ban QLDA và Tư vấn về các trường hợp bị thương liên quan đến tai nạn hoặc công trình xây dựng. Khi nhận được báo cáo đó, CĐT/Ban QLDA phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các trường hợp tai nạn hoặc bị thương theo quy định của pháp luật Việt Nam. CĐT/Ban QLDA, Tư vấn và Nhà thầu phải lưu các báo cáo này cho đến khi hoàn thành công trình.

2.2. Báo cáo về tình hình tai nạn lao động

a) Để nhận diện được những nguyên nhân gây ra các tai nạn, sự cố, sự cố kỹ thuật an toàn và các sự việc nguy hiểm, sẽ sử dụng các định nghĩa như sau. thuật an toàn và các sự việc nguy hiểm, sẽ sử dụng các định nghĩa như sau.

- Sự cố: Bất kỳ tình trạng không mong muốn nào dẫn đến hoặc có thể đã dẫn đến tổn thương cho người, thiệt hại cho tài sản, môi trường và mất mát sản phẩm. Sự cố bao gồm cả “sự cố kỹ thuật an toàn”, “tai nạn”, và “sự cố nguy hiểm”.

- Tai nạn: Một sự cố gây ra tổn thất thật sự thông qua thương tích, thiệt hại cho tài sản hoặc đe doạ/gây hại cho môi trường.

- Sự cố kỹ thuật an toàn: Một sự cố mà, trong một hoàn cảnh khác, có thể đã gây ra tổn thất thông qua thương tích, thiệt hại cho tài sản hoặc gây hại cho môi trường.

- Sự việc nguy hiểm: Sự cố có thể gây nguy hiểm cho người, ví dụ như lật cần trục, sụp đổ đất đá, hỏng thiết bị nâng, cháy, nổ, v.v…

Các sự cố lớn: Các tiêu chí để phân loại các sự cố lớn gồm:

- Có tử vong, và nạn nhân bao gồm người lao động, các nhà thầu, hoặc bên thứ

ba;

- Thương tích nghiêm trọng cần nằm viện trên 24 tiếng, trừ trường hợp chỉ lưu lại viện để theo dõi;

- Thiệt hại nghiêm trọng về tài sản;

- Tạm dừng thi công hơn 24 tiếng.

- Gãy xương;

- Mất thị lực hoặc hỏng một mắt (thương tật vĩnh viễn);

- Bất kỳ thương tích nào khác (ví dụ như bỏng hoá chất, hít phải khí độc), ngoại trừ các bệnh nghề nghiệp, khiến người bị thương phải nằm viện trên 24 tiếng, trừ trường hợp chỉ lưu lại viện để theo dõi thêm.

- Thương tích nhẹ: Bất kỳ thương tích nào không khiến người bị thương phải nghỉ làm trên một ngày hoặc một ca làm việc bình thường.

- Thương tích gây mất thời gian: Bất kỳ thương tích nào khiến người bị thương phải nghỉ làm trên một ngày hoặc một ca làm việc bình thường (ví dụ nằm viện trên 24 tiếng hoặc không đủ sức khoẻ để làm việc trong ít nhất ba (3) ngày).

- Tần suất tai nạn: Tỉ lệ số sự cố xảy ra trong một triệu giờ công làm việc.

- Mức độ nghiêm trọng của sự cố: Tỉ lệ số ngày công bị mất do sự cố trong một triệu giờ công làm việc.

b) Theo dõi và báo cáo về các sự cố kỹ thuật an toàn

Nhà thầu phải thu thập và phân tích thông tin về những sự cố nguy hiểm mặc dù chưa dẫn đến tai nạn lao động nhưng suýt có khả năng gây ra tai nạn (“sự cố kỹ thuật an toàn”) thông qua chu trình làm việc an toàn. Nhà thầu sẽ sử dụng các thông tin có được để ngăn ngừa tai nạn.

Khuyến khích người lao động và đốc công báo cáo cho các Cán bộ an toàn và Giám sát viên an toàn về các sai sót hay sự cố kỹ thuật an toàn vào mọi thời điểm.

2.3. Điều tra tai nạn

Khi được báo có tai nạn xảy ra ở công trường xây dựng, Nhà thầu phải nhanh chóng tiến hành:

a) Thu thập các dấu vết, bằng chứng, tài liệu liên quan đến tai nạn;

b)Thu thập lời khai từ các nạn nhân, những người biết về tai nạn hoặc người có liên quan đến tai nạn;

c)Tổng hợp, sàng lọc, phân tích các lời khai và bằng chứng đã được thu thập đểtìm ra được những nội dung sau: tìm ra được những nội dung sau:

- Tai nạn xảy ra thế nào;

- Nguyên nhân xảy ra tai nạn;

- Mức độ vi phạm và kiến nghị các biện pháp xử lý đối với những cá nhân

phạm lỗi;

- Các biện pháp khắc phục và ngăn chặn việc tái diễn hoặc xảy ra các tai nạn tương tự;

d)Lập báo cáo điều tra tai nạn;

e)Triệu tập một cuộc họp của Hội đồng an toàn và sức khỏe để rà soát lại báo cáođiều tra tai nạn; điều tra tai nạn;

f) Lập biên bản cuộc họp công bố hồ sơ điều tra tai nạn.

2.4. Hành động khắc phục

Nhà thầu phải thực hiện các hành động khắc phục đối với từng nguyên nhân trực tiếp đã được nhận diện (hành vi không an toàn hoặc điều kiện không an toàn) của tai nạn và sự cố xảy ra. Hành động khắc phục cần phải được thông báo cho tất cả các Bên liên quan trong Dự án thông qua chuỗi lệnh. Đốc công/đội trưởng phải thông báo cho người lao động về các biện pháp khắc phục và quy trình thực hiện. Việc thực hiện phải được rà soát thường xuyên thông qua chu trình làm việc an toàn.

Hình1. Chu trình hành động khắc phục

2.5. Các chế tài kỷ luật

Nhà thầu phải xác định quy trình kỷ luật đối với các trường hợp sau:

• Vi phạm các quy định của pháp luật;

• Vi phạm các quy định và các quy trình đề ra trong Kế hoạch quản lý an toàn và Thuyết minh biện pháp an toàn;

• Có tai nạn/sự cố (Dựa trên kết quả điều tra và theo lỗi)

• Ô nhiễm môi trường (chất gây ô nhiễm không khí, xả nước ô nhiễm, tràn và rò rỉ hóa chất, rung động và tiếng ồn)

• Không tuân thủ hướng dẫn và/hoặc chỉ đạo của Hội đồng an toàn và sức khỏe bao gồm:

- Không thực hiện các hành động khắc phục bao gồm các biện pháp an toàn;

- Lặp lại các hành vi không an toàn và/hoặc không đạt tiêu chuẩn;

- Không cải thiện tình trạng công trường xây dựng mất an toàn và/hoặc không gọn gàng. Giám đốc DA  Hành vi không AT  Sự việc không AT  Tình trạng không AT Giám đốc AT Giám sát viên AT Cán bộ AT Giám đốc AT Giám sát viên AT Cán bộ AT Biểu thị việc khắc phục Phát hiện Báo cáo về chỉ dẫn khắc phục Chỉ dẫn khắc phục Báo cáo Báo cáo Chỉ dẫn Chỉ dẫn

Các biện pháp kỷ luật sẽ được Nhà thầu quyết định dựa trên mức độ nguy hiểm của các hành vi và hoạt động không an toàn, sự vi phạm các quy định, những thói quen không đạt tiêu chuẩn và kết quả điều tra tai nạn, bao gồm:

• Cảnh cáo, trừ thi đua;

• Giáo dục và huấn luyện lại;

• Đình chỉ công việc;

• Chấm dứt hợp đồng

• Thay người lao động khác (chỉ đạo nhà thầu phụ)

• Thay nhà thầu phụ.

Nhà thầu phải chỉ rõ các vi phạm, lý do, ngày và thời gian thực hiện việc kỷ luật. Lưu ý:

Khi xem xét các chế tài kỷ luật, Nhà thầu phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, cũng như hợp đồng lao động/ thỏa ước lao động tập thể:

- Bộ luật Lao động, số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012;

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22/8/2013;

- Nghị định số 137/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017;

- Thông tư số 02/2014/TT-BXD, ngày 12/02/2014;

- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, ngày 07/11/2015;

Bảng sau đây thể hiện một ví dụ về quy trình kỷ luật với người lao động không tuân thủ các hướng dẫn và/hoặc chỉ đạo được đưa ra trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra an toàn định kỳ.

Bảng 11. Ví dụ quy trình kỷ luật đối với người lao động

Thông báo (bao gồm cả của nhà thầu phụ)Người lao động

Vi phạm lần đầu  Cảnh cáo bằng văn bản gửi tới người lao động và báo cáo trong buổi thảo luận quy trình an toàn hàng ngày xem xét việc vi phạm và cảnh cáo, kể cả ngày và thời gian.

 Việc khắc phục phải được thực hiện ngay. Vi phạm lần thứ

hai  Cảnh cáo bằng văn bản lần hai tương tự như lần đầu và báo cáotrong buổi thảo luận quy trình an toàn hàng ngày/hàng tuần.

 Phải tổ chức giáo dục và huấn luyện lại người lao động. Vi phạm lần thứ

ba  Báo cáo lên Hội đồng an toàn và sức khỏe xem xét biện pháp xử lýngười lao động phụ thuộc vào bản chất của sự vi phạm.

 Việc xử lý phải tuân thủ hợp đồng lao động/ thỏa ước lao động tập thể và các quy định pháp luật của Việt Nam.

3.1. Chia sẻ thông tin

Nhà thầu phải phổ biến các thông tin cần thiết sau nhằm đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý an toàn thông qua chuỗi lệnh và chỉ dẫn nêu trên cũng như các buổi họp về an toàn .

a) Các thay đổi trong kế hoạch quản lý an toàn, kế hoạch thực hiện như là Thuyết minh biện pháp an toàn và tiến độ thực hiện công việc;

b) Kết quả kiểm tra hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng;

c) Nguyên nhân các vụ tai nạn và bị thương cùng với các hành động/biện pháp khắc phục;

d) Người lao động và nhà thầu phụ mới.

3.2. Bảng tin số liệu thống kê về an toàn

Nhà thầu phải đưa lên một bảng tin các số liệu thống kê về an toàn bao gồm:

• Tổng số nhân công và giờ công;

• Các tai nạn, sự cố và sự cố kỹ thuật an toàn;

• Các vụ chết người, các tổn thương chủ yếu và thứ yếu, điều trị y tế và sơ cứu.

3.3.Biển báo an toàn

Nhà thầu phải lắp đặt các biển báo, băng rôn, áp phích như là một cách để nhắc nhở việc ngăn ngừa tai nạn và nâng cao nhận thức về an toàn và vệ sinh lao động.

Một phần của tài liệu 3. kế hoạch tổng hợp về an toàn (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w