Các tình huống môi trường khẩn cấp là bất kỳ sự kiện không lường trước nào xảy ra do hoạt động của con người hoặc các thay đổi môi trường, dẫn đến ô nhiễm, suy giảm hoặc ảnh hưởng đến môi trường.
Nhà thầu phải xác định quy trình và trách nhiệm trong việc ứng phó vớ i các tình huống khẩn cấp và không lường trước, bao gồm nhưng không giới hạn ở các tình huống sau:
- Tình huống khẩn cấp: Cháy, nổ, tràn hóa chất, hít phải khí, bụi, v.v… - Tình huống không lường trước: Thảm họa thiên nhiên, v.v…
1. Ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Nhà thầu phải xác định các chính sách ứng phó với các tình huống khẩn cấp do các vấn đề về môi trường gây ra có tính đến các yêu cầu sau:
1) Ưu tiên cứu người
2) Xây dựng một mạng lưới thông tin liên lạc khẩn cấp 3) Các quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp
4) Báo cáo về các vấn đề môi trường
5) Phối hợp với các bệnh viện/trung tâm y tế trong vùng, vv
6) Triển khai diễn tập sơ tán hàng năm
2. Ứng phó với các tình huống không lường trước
Nhà thầu phải xác định chính sách ứng phó với bất kỳ tình huống không l ường trước được do thảm họa thiên nhiên như bão, động đất, v.v… gây ra có tính toán đến các yêu cầu sau:
a) Quy trình sơ tán khẩn cấp
b) Thiết lập hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc khẩn cấp c) Các quy trình ứng phó với các tình huống không lường trước
d) Thu thập thông tin về thời tiết
e) Phối hợp với các bệnh viện/trung tâm y tế trong vùng…
f) Triển khai diễn tập sơ tán hàng năm
3. Mạng thông tin liên lạc khẩn cấp
3.1.Nhà thầu phải thiết lập mạng thông tin liên lạc khẩn cấp : a) Ai có trách nhiệm báo ? ( chủ đầu tư , nhà thầu thi công…)
b) Báo cho ai? (Cảnh sát-113, Cứu thương-115, UBND phường. Y tế phường) c) Báo chuyện gì?
d) Khi nào báo?
3.2.Trong trường hợp xảy ra các sự cố liên quan đến môi trường, Trưởng bộ phận môi trường phải thông báo cho Trưởng bộ phận an toàn/Giám sát viên an toàn để phối hợp đưa ra các chỉ d ẫn. Các chỉ dẫn trong trường hợp khẩn cấp phải nên do Trưởng bộ phận an toàn/Giám sát viên an toàn để tránh lộn xộn, nhầm lẫn.
4. Quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Nhà thầu phải tuân thủ các quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Bước 1-Cán bộ môi trường báo cáo ngay bằng điện thoại cho Giám sát viên môi trường về thời gian, địa điểm tai nạn, số người bị thương vong, chết
Bước 2- Giám sát viên môi trường báo cáo ngay bằng điện Trưởng ban biện pháp an toàn về thời gian, địa điểm tai nạn, số người bị thương vong, chết (họ và tên, tình trạng, điều trị … đồng thời báo cáo cảnh sát số khẩn cấp 113.
Bước 3- Trưởng BPMT báo cáo ngay bằng điện thoại cho Chỉ huy trưởng công trường về thời gian, địa điểm tai nạn, số người bị thương vong, chết (họ và tên, tình trạng, điều trị … đồng thời báo cáo cảnh sát số khẩn cấp 113.
Bước 4- Trưởng ban Biện pháp an toàn phối hợp với Trưởng BPMT báo cáo khẩn ngay trong vòng 2 phút cho Cảnh sát, bệnh viện về tai nạn . Dồng thời báo cáo cho Chỉ huy trưởng công trường bằng email ( lần đầu ) ngay trong vòng 4 phút sau khi tai nạn xảy ra.
Ngay sau đó báo cáo lần thứ hai về những thay đổi liên quan đến tình hình chung thương vong, thiệt hại vfa các hành động đã thực hiện kể từ sau báo cáo lần đầu.
Trong vòng 24h sau khi xảy ra tai nạn báo cáo bằng email về tai nạn và thảm họa bao gồm các ghi chép về các hoạt động được triển khai từ đầu đến cuối bao gồm: nguyên nhân, biện pháp ngăn ngừa tai nạn tái diễn …
Ghi chú: Trong trường hợp xảy ra các sự cố liên quan đến môi trường, Trưởng bộ phận môi trường phải thông báo cho Trưởng bộ phận an toàn để phối hợp đưa ra các chỉ dẫn. Các chỉ dẫn trong trường hợp khẩn cấp phải nên do Trưởng bộ phận an toàn để tránh lộn xộn, nhầm lẫn.
Bảng 10. Quy trình ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Bước Người chịutrách nhiệm Thông báođến Phươngpháp Thời gian Báo cáo
1 Cán bộ antoàn Giám sátviên AT Điện thoại Ngay lập tức Thời gian/địa điểm tainạn,
Cấp cứu 115 (trong vòng 2
phút) thương vong, tổn thất Cảnh sát
Bệnh viện
2 Giám sátviên AT Giám đốc AT Điện thoại Ngay lập tức
Thời gian/địa điểm tai nạn,
3 Giám đốc AT Giám đốcDA Điện thoại Ngay lập tức tổn thất, thương vong(tên,Ban QLDA (báo cáo lần Ban QLDA (báo cáo lần
đầu) (trong vòng 2phút) tình trạng, điều trị,v.v…)
Tư vấn Báo cáo lần
đầu Báo cảnh sát/cấp cứu
4 Giám đốc AT Giám đốcDA E-mail Trong vòng 1giờ Báo cáo tai nạnBan QLDA (báo cáo lần Ban QLDA (báo cáo lần
đầu) đồng hồ sautai nạn Tư vấn
5
Giám đốc AT -như trên- E-mail
(báo cáo lần hai)
Bất kỳ khi nào Báo cáo về những thay đổi liên quan đến tình hình chung, thương vong, tổn thất và các hành động đã thực hiện kể từ sau báo cáo lần đầu
6
Giám đốc AT -như trên- E-mail Trong vòng 24 giờ sau khi tai nạn kết thúc
Một bản báo cáo về tai nạn và thảm họa bao gồm các ghi chép về các hoạt động được triển khai từ đầu đến cuối:
Nguyên nhân
Biện pháp ngăn ngừa tai nạn tái diễn
5. Quy trình sơ tán.
Nhà thầu và các nhà thầu phụ phải tuân thủ quy trình sơ tán như sau:
- Còi báo động;
- Thông báo qua hệ thống nhắn tin hoặc các phương tiện khác;
- Dừng tất cả các công việc một cách nhanh chóng và an toàn;
- Làm theo chỉ dẫn của Trưởng bộ phận an toàn/Giám sát viên an toàn cùng với sự phối hợp của Trưởng bộ phận môi trường;
- Tập trung tại điểm tập trung;
- Sơ tán khỏi điểm tập trung để đến khu vực an toàn; và
- Làm theo các chỉ dẫn tiếp theo của Trưởng bộ phận an toàn/Giám sát viên an toàn cùng với sự phối hợp của Trưởng bộ phận môi trường;
b)Điểm tập trung và khu vực sơ tán
c)Trong trường hợp khẩn cấp, tất cả các người lao động phải tập kết tại một điểm tập trung để được hướng dẫn tiếp. Vị trí của các điểm tập trung trong công trường xây dựng sẽ được cập nhật phù hợp với điều kiện hiện trường.
d)Hệ thống thông tin liên lạc
e)Hệ thống thông tin liên lạc sẽ được kết nối với các số điện thoại khẩn cấp như điện thoại của cảnh sát, cứu hỏa và cứu thương. Nhà thầu và các nhà thầu phụ phải xác định các phương pháp liên lạc cho từng công trường, ví dụ như:
f) Điện thoại cố định/Điện thoại di động,
g)Bộ đàm,
h)Hệ thống nhắn tin/phát thanh,
i) Loa phóng thanh,
j) Các phương tiện khác.