Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân hủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý kháng sinh ciprofloxacin trong nước bằng vật liệu xúc tác – hấp phụ znog c3n4 và tio2g c3n4 (Trang 38 - 39)

sinh của các vật liệu

a) Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn vật liệu đến khả năng xử lý kháng sinh Vật liệu ZnO/g-C3N4 và TiO2/g-C3N4 được tổng hợp theo các tỷ lệ 3%, 5%, 7%, 10%, tỷ lệ này được xác định bằng phần trăm khối lượng của các vật liệu trên tổng khối lượng của hai vật liệu.

Thiết lập và tiến hành thí nghiệm theo hệ phản ứng đã mô tả ở mục 2.2.4 trong thời gian 150 phút. Sau đó tiến hành lọc mẫu và xác định nồng độ CIP còn lại. Từ các kết quả thu được, lựa chọn được tỷ lệ % vật liệu ZnO/g-C3N4 cũng như TiO2/g-C3N4 có khả năng phân hủy kháng sinh CIP tốt nhất.

b) Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hiệu suất xử lý kháng sinh CIP của các vật liệu tối ưu

Sử dụng 100ml dung dịch kháng sinh nồng độ 10mg/L, điều chỉnh pH của dung dịch lần lượt về pH 3, 4, 5, 6, 7, 8. Hệ thí nghiệm được bố trí theo hệ như đã mô tả ở mục 2.2.3 với thời gian phản ứng là 150 phút. Sau thí nghiệm, xác định nồng độ còn lại và đánh giá được pH tối ưu để phân hủy kháng sinh của vật liệu. c) Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến khả năng xử lý kháng sinh của các vật liệu tối ưu

Thiết lập hệ thí nghiệm như hệ đã mô tả ở mục 2.2.4, điều chỉnh pH của dung dịch về giá trị tối ưu như khảo sát ở trên. Tiếp theo, sau khoảng thời gian 30 phút lấy ra 5ml dung dịch để xác định nồng độ kháng sinh. Từ kết quả thu được, đánh giá khả năng phân hủy kháng sinh của các vật liệu xúc tác theo thời gian. d) Ảnh hưởng của nồng độ

Chuẩn bị các dung dịch có nồng độ khác nhau là 5, 10, 15, 20 mg/L, điều chỉnh pH của các dung dịch về giá trị tối ưu. Hệ thí nghiệm được bố trí như đã mô tả ở mục 2.2.4 và sau khoảng thời gian xúc tác tối ưu ở trên, lấy dung dịch đem đọc và xác định nồng độ kháng sinh còn lại. Từ đó, đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng xử lý kháng sinh của vật liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý kháng sinh ciprofloxacin trong nước bằng vật liệu xúc tác – hấp phụ znog c3n4 và tio2g c3n4 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)