Lắp đặt thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hệ thống DAS (Distribution Automatic System) cho lưới điện phân phối trung áp (Trang 48 - 51)

TÍNH TOÁN ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DAS CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TRUNG ÁP HUYỆN CẨM KHÊ – PHÚ THỌ

3.2.3Lắp đặt thiết bị

a) Tại trạm 110kV Cẩm Khê E4.13

- Lắp đặt 1 máy PC có bộ TCM. Nối đường dây thông tin qua modem của bộ TCM.

- Tại tủ máy cắt 375 lắp bổ sung 1 bộ rơ le tự động đóng lại. - Lắp đặt kết hợp với máy cắt 375 1 bộ chỉ thị vùng sự cố FSI.

- Cài đặt các phần mềm cho PC và RTU của tủ RMU. Tiến hành thử nghiệm đường dây.

Khối điều khiển từ xa được đặt tại trạm 110kV bao gồm:

Phần cứng:

* 1 máy tính PC có cấu hình tối thiểu như sau: Chíp loại Pentium 586, 64MB Ram trở lên, 01 ổ cứng 630M, 01 bàn phím, 01 chuột, 01 màn hình Color SVGA 14'', phần mềm Windows NT, 2K, XP.

* 01 bộ điều khiển truyền tin (TCM). Trong bộ này bao gồm: 01 Modem truyền tin, Modul RS232 để nối giữa cổng COM1 của PC với Modem, cáp nối. Nguồn cấp cho modem qua PC.

TCM điều khiển thông tin giữa RTU và PC tại Trạm Trung tâm (CDS)

• Cấp điện

Điện áp định mức: DC 48V ± 10% Công suất: 10W max

Bảng 3.1 Kết nối giữa TCM và PC

Mục Chi tiết

Giao diện RS232C

Dạng đồng bộ Đồng bộ hoá khởi động – dừng Tốc độ đường truyền 9600 kps

Phương pháp kết nối Song công hoàn toàn (giữ và nhận tín hiệu đồng thời cùng một lúc)

Bảng 3.2 Kết nối giữa TCM và RTU

Mục Chi tiết

Giao diện RS232C

Dạng đồng bộ Đồng bộ hoá khởi động – dừng Tốc độ đường truyền 9600 kps

Phương pháp Kết nối Song công hoàn toàn (giữ và nhận tín hiệu đồng thời cùng một lúc)

Phần mềm:

Yêu cầu chung: Các phần mềm phải có thể chạy được trong môi trường windows, có cài đặt mặt khẩu an toàn.

Một bộ phần mềm thiết lập đường truyền, liên kết dữ liệu (Communication sofware - Data Link):

Phần mềm này giúp tạo giao diện đọc các dữ liệu từ xa thông qua đường dây thông tin, dữ liệu sẽ được kiểm tra và lưu vào trong DATABASE của máy tính. Phần mềm này phải có các yêu cầu sau:

+ Cho phép giao diện và truyền dữ liệu theo nhiều phương thức khác nhau như là truyền qua Modem theo đường dây điện thoại (Thiết kế theo phương án này) hay nối trực tiếp qua cổng RS232. Chương trình cũng phải cho phép người dùng kiểm tra được dữ liệu truyền như tốc độ truyền, kiểu truyền, cổng liên lạc. Việc trao đổi thông tin giữa Trung tâm ĐK tại trạm 110kV Cẩm Khê E4.13 và các trạm phân phối có thể được đặt ở chế độ tự động hay theo 1 thời gian định trước.

+ Cho phép xuất dữ liệu thu được ra máy in hay chuyển sang dạng cơ sở dữ liệu khác (như Excel, Fox, Lotus…).

+ Hiển thị thông báo về tình trạng làm việc của tủ RMU tại mỗi trạm. + Các phương tiện hỗ trợ khác khi điều độ viên vận hành hệ thống.

Một bộ phần mềm phân tích dữ liệu (Data analysis)

Phần mềm này dùng cho phân tích dữ liệu nhận được, gửi các tín hiệu đóng cắt trên cơ sở các dữ liệu nhận được của các RTU. Yêu cầu của phần mềm này:

- Chạy trong môi trường windows và có thể thể hiện ở chế độ đồ hoạ. - Có các hàm chức năng để thiết lập các nhóm trạm theo các lộ tuỳ theo phương thức vận hành của điều độ.

- Tiếp nhận và gửi các tín hiệu có Format định trước đến các trạm phân phối

b) Khối đường truyền

Đường truyền sử dụng cáp thông tin điện thoại. Đường cáp sẽ đi từ sau bộ điều khiển trung tâm đặt tại trạm 110kV đến trạm cuối là trạm XÓM 5, chiều dài tuyến là 13927m.

Để tăng cường khả năng chịu lực tác động của gió người ta đã sử dụng một bộ gồm 10 dây vặn xoắn chịu lực đi kèm dây thông tin.

Hình 3.3: Mặt cắt của cáp bọc đôi vặn xoắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hệ thống DAS (Distribution Automatic System) cho lưới điện phân phối trung áp (Trang 48 - 51)