TÍNH TOÁN ỨNG DỤNG HỆ THỐNG DAS CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TRUNG ÁP HUYỆN CẨM KHÊ – PHÚ THỌ
3.3.3 Tăng được khả năng tải do điều khiển tối ưu việc phân bố công suất trên lướ
3.3.3 Tăng được khả năng tải do điều khiển tối ưu việc phân bố công suấttrên lưới trên lưới
DAS sẽ cải thiện khả năng truyền tải vì cho phép điều khiển tối ưu các chế độ của hệ thống điện. Có được điều này là vì dự án DAS sẽ trang bị các thiết bị đóng cắt tự động, có thể điều khiển trong thời gian thực, kịp thay đổi phù hợp với các biến động phụ tải trên lưới điện trong chế độ xác lập. Điều này không thể thực hiện được khi trên lưới chỉ có các thiết bị vận hành bằng tay.
Thông thường, trong đường trục mạch vòng đơn, hệ số tải đường trục là 50%, 50 % còn lại để dự phòng sự cố đường dây phân phối. Khi tăng số mạch trên một đường trục, kết hợp với việc điều khiển tối ưu trào lưu công suất phụ tải trên từng đường dây tự động bằng máy tính (DAS), có thể tăng được hệ số tải của đường trục.
Trong hình 3.5, xem xét hệ số tải của đường trục gồm 4 phân vùng S1 - S2-.S3 – S4 trong các trường hợp số điểm nối mạch vòng trên đường trục được tăng dần lên từ 1 lên 2 và 3 điểm.
Hình 3.5 Tăng khả năng tải của đường trục bằng việc áp dụng DAS
Giả thiết:
- Công suất của phụ tải trong từng phân vùng của đường trục là tương đương nhau.
- Tải các đường dây phân phối khác sẵn sàng cấp cho phân vùng bị sự cố qua điểm mạch vòng là có khả năng như nhau .
• Hiệu quả của việc tăng số điểm liên kết vòng.
Khi sự cố trên lưới , mỗi đường trục không bị sự cố ngoài việc cấp điện cho phụ tải của mình , phải tải thêm dòng điện (Isc ) để cấp cho đường dây bị sự cố .
Trong trường hợp tải của đường trục bằng dòng điện định mức (Iđm) , dòng điện cực đại (Imax) của đường trục là :
Imax = Iđm + Isc ( 3.1) Tỷ số của Iđm và Imax như sau:
Iđm / Imax = Iđm / (Iđm + Isc ) (3.2)
- Giả sử Ln là số lượng điểm nối mạch vòng, dòng điện đáp ứng tại thời điểm sự cố (Isc) và dòng điện ban đầu (Iđm) là:
Isc = Iđm / Ln (3.3)
Tương quan giữa dòng điện ban đầu và dòng điện tải cực đại là:
Iđm / Imax = Ln / (Ln + 1) ( 3.4)
• Hiệu quả của việc tăng số phân đoạn.
Xét đường trục được chia thành Sn phân vùng có công suất phụ tải trong từng vùng tương đương nhau. Số lượng phân vùng càng nhiều thì công suất phụ tải của mỗi phân vùng càng nhỏ - dòng điện cần hỗ trợ từ mạch vòng khác khi phân vùng đó bị sự cố Isc càng nhỏ.
Khả năng truyền tải của một đường trục được chia làm 2 phần :
- Phần 1: là khả năng tải của đường trục cấp điện cho phụ tải của chính nó. - Phần 2: là khả năng tải của đường trục cần dự phòng để hỗ trợ cho mạch khác khi sự cố.
Như vậy, khi phần 2 nhỏ đi - Việc đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng tải của đường trục.
Do đó, dòng phụ tải tại thời điểm sự cố trở thành IN = If (1-1/SN), ta có biểu
thức sau:
IN/ Imax = (1-SN) .LN/ (If(1-1/SN)+ LN) (3.6)
Theo số liệu tính toán của chuyên gia Nhật Bản, hệ số phụ tải có thể tăng được đến khoảng 70 %, thậm chí nếu áp dụng điều khiển tự động bằng máy tính mức độ cao, có thể tăng hệ số phụ tải lên quãng 80%.
Tính tỷ số giữa Imax và IN là các thông số của số mạch vòng (LN) và các phân đoạn SN được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6: Tăng khả năng tải bởi số mạch vong Ln và số phân vùng Sn
Ln 1 2 3 4 3 3 3 3 3
Sn 5 5 5 5 1 2 3 4 5
Iđm/Imax 44% 62% 71% 76% 0% 60% 67% 69% 71% Hiện tại, lưới điện Cẩm Khê chủ yếu thực hiện 1 lộ có 1 điểm nối vòng. Tương lai sau khi các lộ lắp DAS các lộ này sẽ được cải tạo để tăng số điểm nối liên thông lên là 2 điểm /1 lộ.
Lấy giá trị tỷ lệ Iđm/Imax ở mức 62 % . Giá trị tăng khả năng tải so với mức dự phòng 50 % là :