12 Thực trạng QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về DỊCH vụ CẢNG BIỂN tại VIỆT NAM 100 (Trang 101 - 107)

4 1 2 1 Tổ chức bộ máy QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam

QLNN về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam thuộc lĩnh vực QLNN về chuyên ngàng hàng hải Việc tổ chức bộ máy QLNN về dịch vụ cảng biển cũng chính là việc tổ chức bộ máy QLNN về chuyên ngành hàng hải và đƣợc quy định nhƣ sau:

- Chính phủ thống nhất QLNN về hàng hải Chính Phủ ban hành các Nghị định, quyết định Đồng thời Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch, chiến lƣợc phát triển…

- Bộ GTVT chịu trách nhiệm trƣớc Chính Phủ về việc QLNN về hàng hải nói chung

- Bộ Công thƣơng, Bộ Tài chính và các Bộ khác có trách nhiệm phối hợp cùng với Bộ GTVT trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ cảng biển tại Việt Nam

- Cục Hàng hải Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ GTVT, là cơ quan trực tiếp liên quan đến QLNN về hàng hải trong phạm vi cả nƣớc theo Quyết định số 26/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ

- Các UBND, các Sở, Ban ngành của các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện tốt vai trò quản lý của mình theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ cảng biển

4 1 2 2 Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ cảng biển

a Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến dịch vụ cảng biển a1 Về khái niệm và các loại hình dịch vụ cảng biển

Hiện nay chƣa có văn bản luật nào nêu khái niệm và phân loại về dịch vụ cảng một cách đầy đủ tại Việt Nam Trƣớc đây, theo Nghị định số 10/2001 (Chính phủ, 2001) (Nghị định này đã hết hiệu lực và hủy bỏ) dịch vụ cảng biển đƣợc chia thành 2 loại:

+ Dịch vụ công: Là các loại hình dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt động của cảng, đƣợc cung cấp bởi các DN Nhà nƣớc Ví dụ hoa tiêu, lai dắt, cứu hộ…

+ Dịch vụ kinh doanh: Bao gồm các loại hình dịch vụ khác đƣợc cung cấp tại cảng trừ các loại hình dịch vụ công, nhƣ xếp dỡ, bảo quản, bao gói, giao nhận…

Tuy nhiên hiện nay, một số loại hình dịch vụ cảng cũng xuất hiện trong các văn bản luật liên quan đến dịch vụ logistics, nhƣ Luật thƣơng mại 2005 (Quốc hội, 2005), Nghị định 140/2007/NĐ-CP (Chính phủ, 2007) nay đƣợc thay thế bằng Nghị định 163/2017/NĐ-CP (Chính phủ, 2017)

a2 Về điều kiện kinh doanh các loại hình dịch vụ cảng biển

Việt Nam đã xây dựng hệ thống văn bản luật chi phối đến hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển nhƣ: Luật DN 2014 (Quốc hội, 2014), Luật đầu tƣ 2014 (Quốc hội, 2014), Luật thƣơng mại 2005 (Quốc hội, 2005), Bộ luật Hàng hải Việt nam 2015 (Quốc hội, 2015), Nghị định 37/2017 - CP về Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (Chính phủ, 2017), Nghị định

169/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về “Điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển‖ có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và thay thế cho Nghị định 30/2014/NĐ-CP, ngày 14/4/2014 của Chính phủ về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, Quyết định số 2106/QĐ-GTVT ngày 23 tháng 8 năm 1997 Về Việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam, Thông tƣ số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 11 năm 2017 Quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nƣớc cảng biển

a3 Giá dịch vụ cảng

Giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam bị chi phối bởi các văn bản luật nhƣ Luật giá số 11/2012/QH13 (Chủ tịch quốc hội, 2012); Nghị định số

177/2013/NĐ-CP (Chính phủ, 2013); Nghị định số 149/2016/NĐ-CP (Chính phủ, 2016); Nghị định 146/2016/NĐ-CP (Chính phủ, 2016); Thông tƣ

56/2014/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2014); Thông tƣ số 54/2018/TT-BGTVT (thay thế cho Biểu khung giá cũ tại Quyết định số Thông tƣ số Quyết định số 3863/QĐ-BGTVT (Bộ GTVT, 2016) ngày 01/12/2016 và Quyết định số 3946/QĐ-BGTVT (Bộ GTVT, 2016) ngày 09/12/2016); Quyết định

3863/QĐ-BGTVT (Bộ GTVT, 2016) ngày 1 tháng 12 năm 2016, Quyết định 3946/QĐ-BGTVT “Biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo tại cảng biển Việt Nam”; Thông tƣ số 54/2018/TT-BGTVT ngày 14/11/2018 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam; Quyết định số 365/QĐ-BGTVT ngày

12/3/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid – 19 Thông tƣ này có nội dung từ 01/5/2020 giảm 10% giá dịch vụ xếp dỡ container, lai dắt, hoa tiêu cho tất cả các tàu thuyền Việt Nam

a4 Phí và lệ phí

Luật phí và lệ phí (Quốc hội, 2015) ngày 25 tháng 11 năm 2015; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP (Chính phủ, 2016); Thông tƣ số 261/2016/TT- BTC (Bộ Tài chính, 2016) ngày 14/11/2016

a5 Về mô hình quản lý và khai thác cảng

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (Quốc hội, 2015) quy định về Ban quản lý và khai thác cảng, tuy nhiên chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết và cụ thể về Ban Quản lý và khai thác cảng Cơ cấu tổ chức Ban quản lý và khai thác cảng, khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng biển đƣợc quy định tại Điều 89 của Bộ luật Hàng Hải Việt Nam (có hiệu lực từ ngày

cảng bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên; Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc của Ban quản lý và khai thác cảng do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải, trong đó phải có đại diện các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng; Chính phủ quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng”

- Quyết định 37/QĐ -TTg ngày 18/6/2014 (T h ủ tƣớng Chính phủ , 2014)

b Ban hành định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành cảng biển

- “Chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” (Chính phủ, 2013) ngày 25 tháng 2 năm 2013; “Chiến lƣợc phát triển VTB Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến 2030” (Chính phủ, 2014)

c Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển

Bao gồm “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030” (Thủ tƣớng chính phủ, 2014); Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 và các Quy hoạch chi tiết các nhóm cảng đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 13 tháng 1 năm 2020 về việc Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

d Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, chính sách

Hiện nay, Cục Hàng hải là đơn vị đƣợc Bộ GTVT giao nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyên ngành hàng hải theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP (Chính phủ, 2016) có hiệu lực từ 1/7/2016 và Thông tƣ số 21/2016/TT-BGTVT (Bộ GTVT, 2016) ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản

luật, chính sách, Cục hàng hải đã thực hiện hiện tốt và đúng với quy định của pháp luật

e Sự tham gia trực tiếp của DN cảng biển vào việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật

Trƣớc khi một văn bản luật hoặc chính sách ra đời, Cục Hàng hải đều tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo luật hoặc chính sách từ các DN cảng biển thông qua việc tổ chức các Hội nghị tại các DN cảng biển hoặc tại các trƣờng Đại học

4 1 2 3 Chỉ đạo thực hiện QLNN về dịch vụ cảng biển

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến dịch vụ cảng biển đƣợc các cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo thực hiện và triển khai các văn bản luật và chính sách đó liên quan đến các lĩnh vực thuộc dịch vụ cảng biển

4 1 2 4 Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm QLNN về dịch vụ cảng biển

Hệ thống pháp luật theo Nghị định 142/2017/NĐ-CP (Chính phủ, 2017) quy định về thanh tra chuyên ngành hàng hải hiện nay đã tƣơng đối đầy đủ, tạo ra hành lang pháp lý cho công tác thanh tra chuyên ngành đƣợc thực thi có hiệu lực, hiệu quả Việc phân định nhiệm vụ thanh tra rõ ràng và cụ thể đã nêu cao trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ

Tổ chức, nhân sự, cũng nhƣ công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lƣợng thanh tra chuyên ngành của Cục đã đƣợc thực hiện tốt Do đó, các cuộc thanh tra do Thanh tra Cục chủ trì đã đƣợc triển khai có trọng tâm, trọng điểm và kết thúc đúng kế hoạch đề ra Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chuyên ngành hàng hải đúng ngƣời, đúng nội dung, rõ ràng, có tính khả thi

Triển khai nghiêm túc Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã đƣợc Bộ GTVT phê duyệt, trong thời gian qua, Cục HHVN đã chủ trì thành lập các Đoàn

thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xử lý các vi phạm liên quan đến dịch vụ cảng biển tại các cảng biển

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về DỊCH vụ CẢNG BIỂN tại VIỆT NAM 100 (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w