Sự lan truyền của ngọn lửa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cháy than ANTHRAXIT và nâng cao hiệu suất lò hơi nhà máy nhiệt điện (Trang 30 - 31)

Nếu như hỗn hợp khi cháy đã được trộn lẫn đồng đều trước và chuyển động trong một ống bất kỳ, thì khi cháy bề mặt bắt lửa sẽ phân dòng khí thành hai phần. Phần sau mặt bắt lửa là phần sản phẩm cháy còn phần trước là vật chất chưa tham gia phản ứng. Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình phản ứng truyền cho hỗn hợp khi cháy làm cho nó bắt lửa. Đồng thời làm cho bề mặt bắt lửa truyền lan vào hỗn hợp khi cháy. Tốc độ truyền lan bề mặt bắt lửa theo phương pháp tuyến của nó được gọi là tốc độ truyền lan ngọn lửa bình thường, ký hiệu bằng chữ Utl, (m/s)

Thực nghiệm cũng như lí thuyết cho hay rằng bề mặt bắt lửa có ba đặc điểm sau:

 Không phải là một bề mặt hình học mà có một chiều dày nhất định;  Trường nhiệt độ trong chiều dày không đồng đều mà chia thành hai khu

vực: khu vực gia nhiệt và khu vực phản nhiệt;

23

Nếu như tốc độ của dòng hỗn hợp khi cháy đi ra cân bằng với tốc độ truyền lan ngọn lửa đi vào, thì bề mặt bắt lửa sẽ ổn định. Mặt khác cũng có sự cân bằng về mặt truyền nhiệt nghĩa là lượng nhiệt dẫn bên ngoài dẫn vào phải bằng lượng nhiệt hỗn hợp chất khí hấp thụ.

Rõ ràng tốc độ truyền lan ngọn lửa phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ vật chất tham gia phản ứng, vào nhiệt độ và tạp chất nằm trong hỗn hợp khí. Còn áp suất thì ảnh hưởng rất ít đến tốc độ truyền lan mặt bắt lửa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cháy than ANTHRAXIT và nâng cao hiệu suất lò hơi nhà máy nhiệt điện (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)