a, vị trí mặt cắt b, z=0 (mặt cắt dọc)
c, trường nhiệt độ tại các mặt cắt ngang
63
Bảng 5.1: Số liệu nhiệt độ trên bề mặt cắt ngang
Mặt cắt Nhiệt độ (oC)
Trung bình Max Min ∆T
Mặt A 1372.26 1540.99 220.00 1320.99 Mặt B 1445.55 1569.91 610.01 959.90 Mặt C 1395.70 1605.21 88.00 1517.21 Mặt D 1393.23 1495.37 908.07 587.30 Mặt E 1314.92 1397.14 618.51 778.63 Outlet 1054.73 1200.19 471.63 728.56
Quan sát kết quả mô phỏng về trường nhiệt độ bên trên ta thấy theo chiều cao của lò hơi nhiệt độ có sự phân tầng khá rõ rệt. Nhiệt độ giữa mặt A và D có nhiệt độ cao và giảm dẫn về 2 phía đỉnh lò và đáy lò.
Số liệu nhiệt độ từ kết quả mô phỏng trong bảng 5.1 cho ta thấy giá trị Mặt A, B, C, D có nhiệt độ cao nhất, điều này được giải thích là do đây là vùng không gian vòi phun nhiên liệu vào và phun không khí nóng vào và phản ứng cháy diễn ra tại đây kết hợp với sự hình thành dòng khí xoáy do các vòi phan tạo ra nên khả năng hòa trộn bột than và không khí tăng sự trao đổi nhiệt diễn ra tốt hơn từ đó duy trì nhiệt độ cao vùng không gian này.
Từ kết quả trực quan trên hình 5.2 và bảng dữ liệu 5.1 ta thấy trở lên đỉnh lò giá trị nhiệt độ giảm dần điều này được giải thích là do tổn thất nhiệt do quá trình trao đổi nhiệt bức xạ, đối lưu giữa không khí nóng và tường buồng lửa. Càng lên cao tới đỉnh lò độ đồng đều về phân bố nhiệt độ được thể hiện rõ ràng hơn. Sự phân bố nhiệt độ khá tương đồng do sự phân bố trường tốc độ của không khí nóng và sản phẩm cháy trong buồng đốt cũng đồng đều và ổn định khi lên cao đến đỉnh lò như đã trình bày trong kết quả về trường nhiệt độ bên trên.