Mô hình mô phỏng còn có thể đưa ra sự phân bố sản phẩm cháy trong buồng đốt. Luận văn sẽ xét đại diện sự phân bố sản phẩn cháy trong buồng đốt tại vị trí mặt cắt vòi phun số 1, xét cho chất bốc, CO, CO2, O2.
64
Hình 5.3. Sự phân bố nồng độ mol sản phẩm cháy trong buồng đốt qua mặt cắt ngang vòi phun 1
65
Ta thấy nồng độ mol của chất bốc phân bố tập trung ở 4 góc vòi đốt. Khoảng cách tới vòi đốt chính là giai đoạn mà các hạt than sau khi phun vào được sấy và gia nhiệt. Sau đó là giai đoạn thoát chất bốc mới xảy ra. Lượng chất bốc sinh ra sẽ phản ứng ngay với Ôxy trong không khí cấp vào. Nên nồng độ mol chất bốc ở vị trí khác gần như bằng 0.
Nồng độ mol của CO cũng tập trung cao ở vùng xung quanh vòi đốt, các vùng còn lại gần như bằng 0 là vì quá trình cháy cốc, sản phẩm cháy không chỉ tạo thành CO2 mà còn tạo thành CO (quá trình hoàn nguyên), do ở nhiệt độ cao quá trình Ôxy hóa bề mặt hạt xảy ra quá nhanh trong khi lượng Ôxy không đủ (bột than và Ôxy không thể hòa trộn tuyệt đối) nên sản phẩm cháy là CO trước khi bị Ôxy hóa tiếp thành CO2.
Nồng độ mol của CO2 cũng phân bố khá đều, chỉ có tại đầu ra của vòi đốt có nồng độ thấp do không khí cấp vào thành phần chủ yếu là N2 và O2. CO2 là sản phẩm cháy của quá trình cháy than nên xung quanh ngọn lửa có nồng độ CO2 cao.
Ngược lại với sự phân bố của CO2, nồng độ mol của O2 lại cao nhất ở miệng vòi đốt, sau đó giảm dần. Điều này được giải thích là do trong không khí cấp vào có thành phần O2 lớn, khi vào buồng đốt theo không gian và thời gian lượng O2 giảm dần theo các phản ứng cháy.