Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị Từ đó nhận xét ngắn gọn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích trên.

Một phần của tài liệu ĐỀ văn VIP số 1 đến 10 năm 2022 (Trang 42 - 47)

- Khi biết tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt tất cả công việc và nhiệm vụ được giao.

2 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị Từ đó nhận xét ngắn gọn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích trên.

giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích trên.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Phân tích tâm trạng nhân vật Mị; nhận xét ngắn về giá trị nhân đạo được thể hiện trong đoạn trích.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và đoạn trích.

0,5

*Phân tích tâm trạng nhân vật Mị.

- Tâm trạng ban đầu của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói là “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Có lẽ cuộc sống đau khổ làm cho cô Mị tài hoa, xinh đẹp ngày nào đã chai sạn và vô cảm, không quan tâm đến những gì ở xung quanh mình. Thái độ ấy của Mị như tố cáo sâu sắc sự tàn bạo của chúa đất phong kiến miền núi lúc bấy giờ.

- Nhưng khi ánh lửa vừa mới nhen lên, Mị “lé mắt trông sang” nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” thì Mị thay đổi tâm trạng. Mị nhớ lại tình cảnh mình bị trói đứng một năm về trước, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ cổ không thể lau đi được. Chi tiết “giọt nước mắt” này đã khơi gợi lên sự hồi sinh cảm xúc trong Mị. Mị xót thương thân mình. Rồi Mị thương người cùng cảnh ngộ “cơ chừng chỉ đến đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét...Người kia việc gì phải thế”. Đồng thời Mị hiểu được “Chúng nó thật ác độc”.

- Rồi Mị nhớ lại đời mình, Mị nghĩ đến việc nếu A Phủ mà trốn thoát thì “Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Tuy nhiên Mị cũng sẽ không thấy sợ. Rõ ràng nếu Mị có giúp cho A Phủ thì cũng vì tình thương người đồng cảnh ngộ, là sự vùng lên trong sự bức bách khắc nghiệt chứ không hề sợ liên lụy.

- Từ sự thức tỉnh của lòng thương người đồng cảnh ngộ, Mị rón rén bước lại, “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”, cởi trói cho A Phủ. Thế nhưng khi A Phủ đi rồi, bản năng tự vệ đến với Mị “Mị đứng lặng trong bóng tối rồi cũng vụt chạy ra”. Mị đã chạy theo A Phủ với lời giải thích đơn giản “ở đây thì chết mất” và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” → Sự phản kháng mãnh liệt của người dân Tây Bắc đối với bọn thống trị. Cởi trói cho A Phủ thực chất là Mị đang cởi bỏ xiềng xích đè lên trên cuộc đời của mình và hành động chạy theo A Phủ là Mị đang chạy theo tiếng gọi của cuộc sống. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp và niềm khát khao tự do mãnh liệt… đã thôi thúc Mị có một quyết định táo bạo cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cuộc đời mình.

- Nhân vật Mị được miêu tả chủ yếu theo dòng tâm trạng. Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả một cách chi tiết và tinh tế những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Mị. Diễn biến tâm trạng của Mị khá phức tạp nhưng hợp lí. Người đọc được thuyết phục hoàn toàn trước những suy nghĩ và hành động của cô. Sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô đã trỗi dậy mãnh liệt. Hành động cắt đứt dây trói cho A Phủ rồi trốn theo A Phủ để tự cứu mình là hành động tất yếu của những con người luôn bị chế độ thống trị áp bức bất công. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mạnh mẽ, khả năng cách mạng của người lao động Tây Bắc.

*Nhận xét nhận xét ngắn về giá trị nhân đạo được Tô Hoài gửi gắm trong đoạn trích.

- Qua đoạn trích, nhân vật Mị đã cho ta thấy được con người dù bị chà đạp về thể xác lẫn tinh thần thì khát vọng sống của họ cũng không thể nào bị dập tắt. Đó chính là vẻ đẹp của người lao động miền núi Tây Bắc đã được nhà văn trân trọng và ca ngợi.

- Tác giả đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động chống lại cường quyền và vạch ra con đường giải phóng cho họ.

- Qua đoạn trích, Tô Hoài cũng đã thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận khổ đau của người dân lao động miền núi trước Cách mạng. - Tác phẩm nói chung, đoạn trích nói riêng là lời tố cáo sâu sắc sự tàn ác của bọn giai cấp thống trị.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

TỔNG ĐIỂM 10

---Hết---

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 8 - TA

Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian phát đề

Đọc văn bản

Đang đi dạo trên đường, người đàn ông bỗng khựng lại vì ngạc nhiên. Ông thấy bên vệ đường có một con voi to lớn, chân bị buộc bởi một sợ dây thừng nhỏ xíu đang đứng cùng ông chủ của nó. Điều khiến anh ta ngạc nhiên ở đây chính là, một con voi to lớn như vậy – tại sao lại chịu đứng yên một chỗ chỉ với một sợi dây thừng bé tý? Bởi vì chúng ta có thể thấy rằng, việc phá đứt sợi dây thừng kia là điều cực kỳ đơn giản.

Anh ta tiến đến bên ông chủ của con voi để hỏi lý do vì sao con voi lại không làm như vậy. Khi nghe câu hỏi của người đàn ông này, chủ của con voi đã lên tiếng:

“Đơn giản lắm! Khi con voi này còn bé, chúng tôi đã buộc ở chân nó bằng sợi dây thừng này. Thời gian trôi qua, con voi lớn lên, chúng tôi vẫn buộc chân nó bằng sợi dây này. Anh có thể thấy rằng, sợi dây thừng bé xíu ấy đã làm cho con voi to lớn luôn tin rằng, nghĩ rằng sợi dây ở chân của nó vẫn đủ chắc để giữ nó lại.

Mặc dù giờ con voi đã lớn, nó hoàn toàn có đủ sức để có thể kéo đứt mọi sợi dây, nhưng tiếc là nó không hề nghĩ rằng nó làm được điều đó.”

(Câu chuyện suy ngẫm: Con voi và sợi dây thừng trói chân, trithucvn.org, 27/01/2019)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2. Trong văn bản, điều gì đã khiến người đàn ông ngạc nhiên?

Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh sợi dây thừng trong văn bản có ý nghĩa gì?

Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1.(2,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về ý nghĩa của những thất bại trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về

hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chú được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất chả sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199-200)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút kí. ---Hết--- MA TRẬN TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 3 Viết bài nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,75

Một phần của tài liệu ĐỀ văn VIP số 1 đến 10 năm 2022 (Trang 42 - 47)