- Khi biết tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt tất cả công việc và nhiệm vụ được giao.
1 Viết một đoạn văn về ý kiến “Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự
nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể”
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
hậu quả của sự phán xét
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của sự
phán xét
Có thể theo hướng:
- Phán xét là nhận xét, đánh giá về sự việc, con người một cách dễ dàng, phiến diện theo quan điểm cá nhân của mình. Bằng cách nói hình ảnh thông qua biện pháp so sánh, ý kiến trên đã đề cập đến hậu quả của sự phán xét trong cuộc sống mỗi con người.
- Mỗi con người, sự việc trong đời sống luôn là tổng hòa của nhiều mặt, nhiều khía cạnh nên không thể dùng một góc nhìn, một quan niệm để làm cơ sở đánh giá. Khi phán xét, chúng ta có thể khiến người khác bị tổn thương, làm cho các mối quan hệ bị rạn nứt thậm chí đổ vỡ.
- Việc phán xét không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn khiến bản thân con người rơi vào những nhận định phiến diện, chủ quan mất đi lí trí, sự sáng suốt và có thể có những suy nghĩ, hành động tiêu cực.
- Trong cuộc sống này mỗi cá nhân là một thực thể khác biệt, với biết bao trạng thái, đặc điểm khác nhau. Hãy dừng việc phán xét, sống thật hòa đồng, tôn trọng điểm khác biệt của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25