Phân tích đoạn trích trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Từ đó nhận xét về cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường thể

Một phần của tài liệu ĐỀ văn VIP số 1 đến 10 năm 2022 (Trang 48 - 53)

- Khi biết tự chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt tất cả công việc và nhiệm vụ được giao.

2 Phân tích đoạn trích trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Từ đó nhận xét về cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường thể

sông?”. Từ đó nhận xét về cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong tác phẩm.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài

khái quát được vấn đề.

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn trích; nhận xét về cái tôi tác giả trong tác phẩm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm và đoạn trích.

*Cảm nhận về đoạn trích

- Khái quát vẻ đẹp của sông Hương khi về đồng bằng

+ Hình ảnh liên tưởng, nhân cách hoá “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” gợi nhắc một cách tự nhiên đến câu chuyện cổ tích “Công chúa ngủ trong rừng” và đem đến cho dòng sông vẻ đẹp thơ mộng, huyền bí, nhuốm màu cổ tích.

+ Hình ảnh “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” mở ra một không gian yên bình, trong trẻo, thơ mộng làm phông nền tô điểm vẻ đẹp của sông Hương.

-> Hình ảnh mở đầu đem đến ấn tượng về vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng, hấp dẫn của dòng sông.

- Nhận xét về hành trình của sông Hương qua lăng kính tình yêu + Tác giả nhìn về hành trình của sông Hương qua lăng kính tình yêu và thấy đó là “cuộc tìm kiếm có ý thức” của một người con gái với “người tình mong đợi của mình” -> cách nhìn mới mẻ, độc đáo, đậm nét phong tình.

+ Trong hành trình của mình, sông Hương luôn nỗ lực làm mới mình, làm đẹp mình tạo nên một dòng chảy thơ mộng, hấp dẫn.

- Tái hiện cụ thể hành trình của dòng sông qua góc nhìn địa lí, hội họa

+ Tác giả liệt kê hàng loạt địa danh của Huế gắn liền với hành trình của sông Hương: ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, Ngọc Trản… đem đến ấn tượng về sự phong phú của các danh lam thắng cảnh của Huế đồng thời cho thấy vốn tri thức uyên bác cùng tình yêu, niềm tự hào về quê hương xứ sở của ông.

+ Hệ thống động từ được sử dụng tài tình “vấp, chuyển hướng, vòng…” cho người đọc hình dung cụ thể về dòng chảy của sông Hương đồng thời làm cho dòng sông trở thành một sinh thể có hồn đầy sức sống.

+ Gắn với mỗi địa danh trên hành trình của mình, sông Hương mang một dấu ấn, một vẻ đẹp riêng: vẻ mềm mại, duyên dáng, hấp dẫn như một tấm lụa; sắc nước biến đổi theo từng thời điểm trongngày giống như một đoá hoa phù dung biến ảo, lung linh đầy mê hoặc; vẻ trầm mặc, u tịch khi đi qua những lăng tẩm, đền đài…

=> Với việc sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, phép tu từ so sánh, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất hoạ; giọng văn mượt mà, truyền cảm…, Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa cho người đọc cảm nhận chân thực, cụ thể thủy trình của sông Hương khi ra khỏi đại ngàn Trường Sơn, xuôi dần về đồng bằng vừa đem

* Nhận xét về cái tôi của tác giả trong bài tuỳ bút:

- Cái tôi uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về địa lí, lịch sử, văn hóa xứ Huế.

- Cái tôi tinh tế trong quan sát, cảm nhận và miêu tả với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

- Cái tôi có tình yêu say đắm, gắn bó với quê hương xứ Huế, với sông Hương.

- Cái tôi tài hoa với văn phong tao nhã, hướng nội, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu.

=> Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn uyên bác, tài hoa và có một tình yêu tha thiết dành cho sông Hương, xứ Huế.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 TỔNG ĐIỂM 10 ---Hết--- I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:

Một lần, đức Khổng Tử đang nằm đọc sách, bất ngờ đưa mắt xuống bếp thấy Nhan Hồi lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại từng nắm nhỏ rồi đưa lên miệng. Đức Khổng Tử thở dài mà than rằng: "Chao ôi! Học trò thân tín nhất của ta mà lại ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt đến thế này ư?". Khi các học trò quây quần lại chuẩn bị dùng cơm, đức Khổng Tử nói rằng: "Các con ơi! Chúng ta đi từ Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, một dạ theo thầy và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hôm nay thầy trò chúng ta may mắn có được bữa cơm, thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, nhớ ơn cha mẹ thầy. Cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?". Các học trò đều chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nên ạ!". Chỉ riêng Nhan Hồi vẫn đứng im.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 9 - TA

Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian phát đề

Đức Khổng Tử lại nói: "Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?". Các học trò không rõ ý thầy nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: "Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch. Vì khi con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con đã xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi. Nhưng con lại nghĩ cơm thì ít mà anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì sẽ mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em. Như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi, bây giờ con xin phép chỉ ăn phần rau thôi. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!".

Nghe Nhan Hồi nói xong, đức Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi, thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật. Chao ôi! Suýt chút nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ mất rồi!".

Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể. Cho nên, ta hãy cố gắng thực tập cho mình thói quen nhận diện đơn thuần - nhìn thực tại như chính nó đang là - để buông bỏ bớt những nhận xét phân biệt không cần thiết. Hãy thay thế thói quen phán xét bằng những lời góp ý chân thành để ta luôn tạo cho nhau cơ hội được hoàn thiện hơn.

(Hiểu về trái tim, Minh Niệm, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2013, Tr. 95)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, tại sao Khổng Tử thở dài khi thấy Nhan Hồi lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại từng nắm nhỏ rồi đưa lên miệng?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến của Khổng Tử “thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “ Hãy thay thế thói quen phán xét bằng những lời góp ý chân thành để ta luôn tạo cho nhau cơ hội được hoàn thiện hơn” không? Tại sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1.(2,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến “Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể”

Câu 2. (5,0 điểm)

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.39)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm. ---Hết--- MA TRẬN TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 3 Viết bài nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý:

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt được sử dụng: tự sự, nghị luận. 0,75

Một phần của tài liệu ĐỀ văn VIP số 1 đến 10 năm 2022 (Trang 48 - 53)