nghị, đề Xuất để đảM bảo CáC Chính SáCh bảo Vệ đDSh trong CáC Dự án phát triển Thứ nhất, quy định rõ cấu trúc và nội dung về đDsh trong báo cáo đtM; kế hoạch quản lý, giám sát, quan trắc đDsh trong quá trình xây dựng và vận hành dự án. cụ thể hóa nội dung đDsh thông qua các tiêu chí đDsh để làm cơ sở cho việc đánh giá thẩm định báo cáo đtM. cấu trúc và nội dung đánh giá về đDsh cần được thể chế hóa chi tiết. trong trường hợp các dự án tác động vào khu vực nhạy cảm, như VQg, khu Bttn, yêu cầu tiến hành
đánh giá tác động đDsh độc lập với báo cáo đtM chung.
Thứ hai, xây dựng các hướng dẫn quy chuẩn về phương pháp đánh giá tác động đến đDsh, bao gồm thu thập số liệu, đánh giá và dự báo tác động (tác động trực tiếp, gián tiếp và tích lũy). Bên cạnh việc xây dựng quy chuẩn về phương pháp, các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về tiến hành thu thập thông tin đDsh, đánh giá giá trị dịch vụ sinh thái, đánh giá chi tiết các loại tác động và đề xuất giải pháp giảm thiểu hợp lý… cũng cần được ban hành.
Thứ ba, yêu cầu tham vấn chi tiết các bên liên quan (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, Ban quản lý VQg, khu Bttn…) về tác động của dự án, biện pháp giảm thiểu, giá trị dịch vụ sinh thái và bồi hoàn đDsh.
Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đDsh. đây là nguồn thông tin chính thống cho các dẫn liệu về hiện trạng đDsh trong khu vực dự án. sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia đảm bảo tính thống nhất về đDsh trong quy trình đtM, báo cáo đtM, làm cơ sở so sánh các tác động đến đDsh khi có và không có dự án.
Thứ năm, công khai nội dung thông tin về dự án, báo cáo đtM; Quy định trách nhiệm của hội đồng thẩm định đtM, nên mở rộng thẩm định đtM từ phía cộng đồng xã hội.
Thứ sáu, thay đổi trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án phát triển. Xem báo cáo đtM là tài liệu cần phải có khi xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tưn