về quản trị môi trường
ThS. trần thị thúy ngA
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
trong thời gian qua, công tác quản lý và BVMt ở Việt nam có những chuyển biến tích cực. hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về BVMt từng bước được xây dựng và hoàn thiện. nguồn lực đầu tư cho công tác BVMt ngày càng tăng. tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. để giải quyết vấn đề này cần có sự đổi mới trong công tác quản trị môi trường (QtMt) theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và xu hướng chung của thế giới.
QuAn điểM Và hướng tiếp Cận Mới Về QtMt trên thế giới Mới Về QtMt trên thế giới
những năm gần đây, nhiều nước và tổ chức quốc tế trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế thị trường đã tiếp cận QtMt theo hướng mới, phân định rõ vai trò, trách nhiệm giữa nhà nước, thị trường và xã hội, nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, dân cư trong tiến trình xây dựng và thực hiện các chính sách về môi trường. công tác quản lý nhà nước về môi trường chủ yếu mang tính chất điều hành và kiểm soát, trong đó chú trọng đến các giải pháp tạo cơ chế cho doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tự chịu trách nhiệm và có vai trò chủ động trong công tác BVMt.
trong hệ thống QtMt, vai trò của nhà quản lý, các tổ chức tham gia, đặc biệt vai trò của người dân là vô cùng quan trọng. điển hình như ở nhật Bản, Dự án nanohana làm sạch nước hồ Biwa (hồ nước ngọt lớn nhất nhật Bản). người dân sống xung quanh hồ phát hiện hồ Biwa bị ô nhiễm do các chất thải nhà bếp như dầu tempura trong hệ thống thoát nước thải. để BVMt hồ, những hộ dân đã yêu cầu các doanh nghiệp tái sản xuất dầu tempura thành nhiên liệu diesel, nhiên liệu
sinh học cho xe ô tô nhằm giảm khí thải co2 và tổ chức trồng cây xanh, bảo tồn các loài cá trong hồ. hành động tích cực của người dân đã góp phần làm sạch nước hồ Biwa. hiện nay hồ trở thành điểm du lịch sinh thái của người dân địa phương.
ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để giải quyết tốt các vấn đề môi trường, cần dựa vào sức mạnh tổng thể của 3 trụ cột chính: nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội (bao gồm cả cộng đồng dân cư). nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của 3 trụ cột này, nhiều vấn đề về pháp luật và biện pháp thực thi cần tiếp tục hoàn thiện. cần thay đổi cơ chế để cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội giám sát việc chấp hành pháp luật BVMt của các doanh nghiệp, có thể tiến hành khởi kiện buộc
doanh nghiệp vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại đã gây ra. cơ chế để các thông tin về tình hình chấp hành pháp luật (nhất là tình hình vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp) cũng cần được thay đổi để minh bạch hơn. giải pháp thực hiện là ngành tn&Mt từ trung ương đến địa phương và các đơn vị liên quan xây dựng được cơ sở dữ liệu về tình hình chấp hành pháp luật BVMt của các doanh nghiệp, công bố công khai cơ sở dữ liệu và kết nối trong toàn quốc để công chúng dễ dàng cập nhật, theo dõi, đánh giá. Bên cạnh đó, trách nhiệm BVMt cần được coi là một trong những nội dung quan trọng trong đạo đức kinh doanh cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…
VHồ Biwa (Nhật Bản) trở thành điểm du lịch sinh thái sau khi được xử lý ô nhiễm môi trường