Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp

Một phần của tài liệu Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài sản (Trang 38 - 43)

phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không?

- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung.

Trích từ phần Xét thấy của Quyết định cho thấy điều này:“Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành,khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị

27

khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”.

2.32.Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Toà án.

-Hướng giải quyết trên của Toà án là hợp lý, bởi vì: nghĩa vụ nuôi con đã được quy định cụ thể trong BLDS 2015 và đồng thời, trách nhiệm nuôi dạy con cái cũng phù hợp với đạo lý của người Việt Nam. Việc Toà án cho rằng ông Lưu có nghĩa vụ bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 658 BLDS 2015. Tuy nhiên, Toà án chỉ yêu cầu thanh toán nghĩa vụ này trong trường hợp bà Thẩm có yêu cầu. BLDS 2015 không quy định cụ thể đâu là đối tượng cần được nhận tiền cấp dưỡng từ người đã chết nên không có căn cứ để khẳng định việc này. Tuy nhiên, theo lập luận thông thường, việc con cái phụ thuộc vào cha mẹ để được chăm sóc, nuôi dưỡng là điều dễ hiểu. Nếu bà Thẩm cho rằng khoảng thời gian nuôi con không có sự đóng góp công sức của ông Lưu là quá khó khăn và cần được bù đắp thì việc thanh toán nghĩa vụ này là hợp lý. Ngược lại, nếu bà không có yêu cầu thì cũng không có cơ sở để Tòa khẳng định chị Hương là người phụ thuộc vào ông Lưu, không có ông thì việc nuôi dưỡng là khó khăn nên cần được thanh toán tiền cấp dưỡng còn thiếu. Vì lẽ đó, Tòa có cân nhắc đến nghĩa vụ thanh toán tiền cấp dưỡng trong trường hợp có yêu cầu từ phía bà Thẩm là hợp tình, hợp lý.

Bài 3:

*Tóm tắt quyết định số 619/2011/DS-GĐT:

Nguyên đơn: anh Lê Quốc Toản

Bị đơn: chị Lê Thị Thu, anh Lê Quốc Tuấn

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Lê Văn Vinh, bà Lê Thị Xuyên, bà Hoàng Thị Sâm, chị Lê Hồng Thúy, chị Lê Thiên Hương, anh Nguyễn Hải Trung

Anh Lê Văn Vinh và chị Lê Thị Xuyên là con của ông Lê Gia Minh và bà Lê Thị Bằng. Năm 1956 bà Bằng chết. Năm 1958 ông Minh kết hôn với bà Nguyễn Thị Lan và có 5 người con chung là: Thu, Toản, Tuấn, Thúy, Hương. Bà Lan còn có 1 người con riêng là Sâm. Ngày 24/08/1997 ông Minh chết để

28

lại di chúc cho chị Hương 20 cây vàng; chị Thúy chị Thu mỗi người 18 cây; còn nhà ngoài Bách hóa Cầu Giấy nếu anh Toản ở thì cho thêm 10 cây vàng, nếu anh Tuấn ở thì cho đất thôi; anh Vinh, chị Xuyên, chị Sâm mỗi người 01 cây; phần còn lại của bà Lan và những người nào không ở đất Bách hóa. Bản di chúc có chữ ký của bà Tý (em ruột ông Minh), bà Lan, chị Thu, chị Sâm, chị Hương, anh Toản, anh Hùng (con rể ông Minh). Ngày 08/10/1998 bà Lan “lập

di chúc thừa kế nhà ở” có nội dung: anh Vinh được hưởng 130 m2 đất ( tại xóm Mới) và 01 cây vàng; chị Xuyên chị Sâm mỗi người 30 m2 đất và 01 cây vàng; chị Thu chị Thúy chị Hương mỗi người 18 cây vàng; anh Tuấn được 50 cây vàng; anh Toản được hưởng căn nhầ 15 m2 (xây 3 tầng). Di chúc có chữ ký đề tên bà Lan và có UBND phường Quan Hoa chứng thực ngày 02/01/1999. Ngày 18/04/2005 bà Lan làm “đơn xin hủy di chúc”. Trong quá trình giải quyết vụ án Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chưa làm rõ: gia đình bà Lan đã thực hiện lời dặn của ông Minh như thế nào. Ngoài ra, Toà cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm cũng chưa xem xét “di chúc thừa kế nhà ở” của bà Lan có tuân thủ quy định của pháp luật không. Trường hợp có căn cứ xác định bà Lan hủy bỏ bản “di chúc thừa kế nhà ở”, thì phải chia thừa kế theo pháp luật. Đồng thời xem xét yêu cầu của anh Toản về việc chia tiền cho thuê tại số nhà 120 Cầu Giấy từ khi bà Lan chết. Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ các vấn đề trên nhưng cho rằng di chúc của bà Lan đã bị hủy bỏ để yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của anh Toản là chưa đủ căn cứ vững chắc. Quyết định: hủy bản án số 52/2008/DSPT và bản án số 02/2008/DSST về vụ án tranh chấp “chia thừa kế theo di chúc”; giao hồ sơ vụ án cho TAND quận Cầu Giấy xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

*Tóm tắt quyết định số 767/2011/DS-GĐT:

Nguyên đơn: anh Dương Văn Đang

Bị đơn: ông Dương Văn Sáu, bà Đỗ Thị Hơn

Ngày 01/03/1979 (thực tế là năm 1997) cụ Trượng nhờ ông Tam lập “tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn” cho anh Đang 3000m2 đất, hàng năm đóng lúa cho hai cụ ăn là 1000kg bằng 5 giạ; có chữ ký của của cụ Trượng, điểm chỉ của cụ Tào và có xác nhận của UBND xã Phụng Hiệp. Ngày 07/02/1999, cụ Trượng lại lập di chúc, nhờ bà Tám (con gái hai cụ) viết giúp, cho anh Đang sử dụng 2000m2 đất, anh Thanh được quyền sử dụng 2600m2 đất, cho ông Sáu

29

được quyền sử dụng 2542 m2 đất ruộng và 4310m2 đất vườn để phụng dưỡng cha mẹ, có chữ ký cụ Trượng, cụ Tào gạch chữ x. Quá trình giải quyết vụ án, các con của cụ Trượng và cụ Tào là các ông, bà Tám, Sáu, Cẩm, Đường đều thừa nhận cụ Trượng, cụ Tào có lập di chúc ngày 07/02/1999, nhưng anh Đang không thừa nhận. Trong hồ sơ vụ án có “tờ cam kết” ngày 07/03/1999 đứng tên cụ Trượng có nội dung trước đây cụ cho anh Đang 3000m2 đất hằng năm đ36óng lúa cho bà nội ăn đến chết, cụ cam kết không khiếu nại, có ông Tam xác nhận. Tuy nhiên, nhìn mắt thường thì thấy chữ ký đứng tên cụ Trượng tại giấy này và chữ ký đứng tên cụ Trượng tại hai tài liệu nêu trên là có sự khác nhau. Do đó cần làm rõ tờ cam kết nêu trên có phải do cụ Trượng lập không? Nếu có căn cứ xác định là ý chí của cụ Trượng thì cụ Trượng cũng chỉ có quyền quyết định đối với ½ là phần tài sản của cụ. Quyết định: hủy bản án dân sự phúc thẩm số 88/2010/DSPT và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 09/2010/DSST về vụ án “tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”; giao hồ sơ vụ án cho TAND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

*Tóm tắt quyết định số 194/2012/DS-GĐT:

Nguyên đơn: ông Bùi Văn Nhiên Bị đơn: ông Bùi Văn Mạnh

Người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan: gồm các ông, bà Bùi Thị My, Bùi Văn Cường, Bùi Thị Hoàn, Bùi Thị Lương, Bùi Thị Hiệp, Bùi Thị Hạnh

Vợ chồng cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng Thị Giảng sinh được 05 người con: My, Đức, Nhiên, Lương, Mạnh. Sinh thời, cụ Môn và cụ Giảng tạo dựng được 01 nhà ngói 05 gian (đã xuống cấp không còn giá trị sử dụng) trên 169,3m2 đất. Cụ Giảng chết ngày 08/05/1999. Trước đó, ngày 15/05/1998, cụ Môn lập di chúc được UBND xã Đức Thắng chứng thực với nội dung: “ cho ông Đức 4m2 đất theo hướng từ Tây sang Đông kéo dọc hết chiều dài thửa đất; diện tích đất còn lại dùng để làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh trông nom”, bản di chúc này không có chữ ký hoặc điểm chỉ của cụ Giảng vì các đương sự khai thời điểm này cụ Giảng không còn tỉnh táo. Do đó, Toà án các cấp xác định cụ Giảng không để lại di chúc là đúng. Di chúc này có chữ ký của cụ Môn, được các đương sự thừa nhận. Ngày 11/04/2000 cụ Môn cùng các con là ông Đức, Nhiên, Mạnh, bà My, ông Hồi (chồng bà My), ông Thịnh (chồng bà Lương) họp thống nhất chia tài sản. Như vậy, có cơ sở xác định sau khi cụ Giảng chết

30

thì các thừa kế đã phân chia di sản của cụ Giảng, đồng thời cụ Môn cũng đã định đoạt phần tài sản của mình theo “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” ngày 11/04/2000 là hợp pháp. Khi giải quyết vụ án, Toà án hai cấp không căn cứ “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” mà xác định di chúc năm 1998 có hiệu lực đối với phần tài sản của cụ Môn, đồng thời chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của cụ Giảng là gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự. Ngoài ra, Toà cấp sơ thẩm không đưa bà Bùi Thị Dơi tham gia tố tụng và chấp nhận việc ủy quyền lại của anh Bùi Văn Cường xét xử vắng mặt các chị Hiệp, Hạnh và Hoàn là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Toà cấp phúc thẩm khắc phục những sai sót này bằng cách lấy lời khai bổ sung của bà Dơi và chị Hiệp, Hạnh, Hoàn nhưng vẫn không đưa bà Dơi tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liện quan cũng là thiếu sót. Quyết định: hủy bản án dân sự phúc thẩm số 64/2008/DSPT và bản án dân sự sơ thẩm số 06/2008/DSST về vụ án tranh chấp kế thừa tài sản; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng yên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

*Tóm tắt quyết định số 363/2013/DS-GĐT:

Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Chim, bà Nguyễn Thị Bay Bị đơn: bà Nguyễn Thị Lên, bà Nguyễn Thị Sáu

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Văn Cu, anh Nguyễn Anh Tuấn, chị Huỳnh Thị Kim Lệ

Cụ Nguyễn Văn Nhà (chết 2006) và cụ Phạm Thị Việt (chết 1958) có 05 người con gồm: bà Bay, bà Lên, bà Chim, bà Sáu, ông Cu. Ngày 16/03/2009, bà Chim và bà Bay có khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Nhà. Bà Lên, bà Sáu xuất trình tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của cụ Nhà. Theo văn bản này, cụ Nhà cho bà Sáu và bà Lên trọn quyền sử dụng phần đất có diện tích 2198m2 (đo thực tế 1850m2 ) tại thửa số 10 xã Mỹ Lộc, đồng thời có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già. Theo lời khai của các đương sự xác định nguồn gốc diện tích 832m2 (diện tích thực tế 1112m2 ) tại thửa số 204 xã Long Thượng đứng tên bà Sáu là do cụ Nhà khai phá, UBND xã Long Thượng cũng xác nhận cụ Nhà tạo lập đất này từ 1969, đến năm 1975 để cho bà Sáu canh tác. Trong thời gian chiến tranh, cụ Nhà đã để hoang phần

31

diện tích đất này không sử dụng. Sau giải phóng, bà cùng bà Lên và chồng bà Bay tiếp tục khai hoang. Trong đó, đối với phần đất ruộng bà Bay sử dụng, đối với phần đất gò bà giao cho con trai là anh Tuấn sử dụng trên 15 năm. Trong quá trình sử dụng, anh Tuấn đã xây nhà, chuyển nhượng một phần đất cho anh Đệ nhưng bà Chim, bà Bay không có ý kiến tranh chấp gì. Ngày 05/02/2009, các anh chị em lập văn bản thỏa thận về việc để cho bà Sáu đứng tên kê khai quyền sử dụng đất. Nội dung văn bản này không thể hiện việc định đoạt chia cho bà Sáu quyền sử dụng đất đối với diện tích đất này. Do vậy, phải thu thập chứng cứu làm rõ diện tích đất này có phải là di sản thừa kế của cụ Nhà hay là tài sản riêng của bà Sáu. Nếu đây là di sản của cụ Nhà và các đương sự không xuất trình được di chúc hợp pháp của cụ Nhà định đoạt phần đất này thì phải chia thừa kế theo pháp luật nhưng quá trình giải quyết cần xem xét hợp lý đến công sức bảo quản, tôn tạo tài sản của gia đình bà sáu. Quyết định: hủy bản án dân sự phúc thẩm số 176/2010/DSPT và bản án dân sự sơ thẩm số 105/2009/DSST về vụ án “tranh chấp thừa kế”; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài sản (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w