ứng.
- Hiện nay pháp luật không có bất kỳ điều khoản nào quy định về vấn đề này nên trên thực tế khi xảy ra tranh chấp không có căn cứ giải quyết, dẫn đến việc phán quyết theo “cảm tính” chủ quan của thẩm phán, không thuyết phục đương sự. Chế định tặng cho tài sản có điều kiện được BLDS dự liệu rất rõ các tình huống xảy ra liên quan đến điều kiện. Cụ thể khoản 2,3 Điều 462 BLDS 2015 quy định:
“Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Nhưng pháp luật lại không quy định gì về di chúc có điều kiện nên khi người thừa kế vi phạm điều kiện, cần xử lý theo các hướng sau:
Nếu điều kiện để hưởng di chúc nhằm bảo vệ một chủ thể thì khi điều kiện đó bị vi phạm thì tài sản tất nhiên không thuộc về người hưởng thừa kế mà phần di sản đó sẽ được chuyển giao quyền sở hữu lại cho người được bảo vệ
Nếu điều kiện di chúc không nhằm bảo vệ cho chủ thể nào thì khi điều kiện di chúc bị vi phạm phần di sản đó người thừa kế theo di sản sẽ không được hưởng mà chia di sản theo pháp luật.