quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi hủy bỏ di chúc.
- Đối với Quyết định số 619 hướng giải quyết của Toà án là hợp lý khi Toà án đã yêu cầu xem xét bản “ di chúc thừa kế nhà ở” của bà Lan có tuân thủ quy định của pháp luật không. Ngoài ra, Toà án còn yêu cầu làm rõ bà Lan có biết chữ hay không để xác định “đơn xin hủy di chúc” có đúng ý chí của bà Lan không. - Đối với Quyết định số 767 hướng giải quyết của TA là hợp lý. Ngày 01/03/1997 cụ Trượng có lập “tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn” để lại tài sản cho anh Đang. Ngày 07/02/1999 cụ Trượng lại lập di chúc khác. Tuy nhiên tại “tờ cam kết” đề ngày 07/03/1999 đứng tên cụ Trượng thì chữ ký cụ Trượng tại giấy này với chữ ký tại di chúc có sự khác nhau. Do vậy, việc Toà án yêu cầu làm rõ tờ cam kết đó có phải là do cụ Trượng ký hay không là thỏa đáng, đảm bảo ý chí của cụ Trượng
- Đối với Quyết định số 194 hướng giải quyết của Toà án là hợp lý. Ngày 15/05/1998 cụ Giảng và cụ Môn lập di chúc có chứng thực của UBND xã Đức
33
Thắng, vào thời điểm này cụ Giảng không đủ tỉnh táo nên không ký tên hay điểm chỉ vào tờ di chúc đó. Do đó Toà án xác định cụ Giảng không để lại di chúc là hợp lý vì di chúc không có đủ điều kiện về mặt hình thức theo Điều 633 BLDS 2015 quy định về di chúc không có người làm chứng. Tuy nhiên, về phía cụ Môn thì Toà án hai cấp không căn cứ theo “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” ngày 11/04/2000 để chia di sản là chưa thỏa đáng. Theo đó cụ Môn đã định đoạt phần tài sản của mình theo “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn”, biên bản này là hợp pháp theo Điều 662 BLDS 2005 (Điều 640 BLDS 2015). Do đó, việc Toà án phải dựa vào di chúc năm 1998 để chia phần tài sản của cụ Môn và đồng thời chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của cụ Giảng đã gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự. Như vậy, hướng giải quyết của Toà án là hợp lý, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người lập di chúc.