Mạch dòng ở ngăn lộ Transfer (100, 200)

Một phần của tài liệu 2. Kiennd_Tu dien cong viec nhi thu (Trang 38 - 42)

Đối với mạch dòng của ngăn lộ Transfer (100, 200) ở sơ đồ biến dòng điện máy cắt (Busbar CT), mạch dòng của ngăn lộ Transfer được cộng với các ngăn lộ khác được thay thế qua các khóa chế độ chuyển mạch dịng hoặc qua các rơle chốt trạng thái hai cuộn dây (latching) được lặp lại qua các dao cách ly -9 tương ứng cho các bảo vệ so lệch (gồm bảo vệ so lệch dọc của đường dây F87L và bảo vệ so lệch của máy biến áp F87T).

Đối với ví dụ ở hình dưới, các rơle chốt trạng thái K213, K215 được lặp lại qua trạng thái dao cách ly -9 (QL04) của ngăn lộ được thay thế. Khi dao cách ly -9 (QL04) của ngăn lộ đóng (ví dụ D03), rơle K213 sẽ tác động và chuyển lật mạch dòng từ ngăn Transfer sang ngăn RP3/D03. Việc kiểm tra mạch dịng cho các nhóm chuyển và cộng mạch dịng này cũng bao gồm việc kiểm tra đúng mạch, đo thơng mạch, và thí nghiệm hiệu chỉnh cả rơle latching.

Chương 8 HỆ THỐNG MẠCH TÍN HIỆU CHO BCU, BỘ CẢNH BÁO

8.1. Nguyên lý hoạt động.

Các hệ thống tín hiệu, điều khiển nhằm cung cấp cho người vận hành, điều khiển nắm bắt kịp thời các thống số và tình trạng thiết bị đang vận hành nhằm có những quyết định kịp thời tin cậy để đảm bảo lưới điện được vận hành an toàn, liên tục.

Đối với các trạm biến áp, nhà máy điện truyền thống các thơng tin mạch tín hiệu được gửi đến bộ chỉ thị cảnh báo đặt ở phòng điều khiển trung tâm. Đối với các trạm điều khiển tích hợp các mạch tín hiệu này được đưa vào các đầu vào số (Digital input) ở các rơ le điều khiển ngăn lộ - BCU và được truyền tín hiệu lên hệ thống điều khiển bảo vệ trung tâm qua các giao thức truyền tin.

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể các hệ thống tín hiệu đưa vào hệ thống điều khiển bảo vệ nhằm cung cấp các thông tin giám sát cho người điều khiển và bảo vệ để đảm bảo việc vận hành đảm bảo an tồn, tin cậy.

8.2. Mục đích

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể các hệ thống tín hiệu đưa vào hệ thống điều khiển bảo vệ nhằm cung cấp các thông tin giám sát cho người điều khiển và bảo vệ để đảm bảo việc vận hành đảm bảo an toàn, tin cậy.

8.3. Phạm vi áp dụng

Việc THHC hệ thống mạch áp được áp dụng khi:

- Thi cơng thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới cải tạo và mở rộng một ngăn lộ

8.4. Các nội dung cần kiểm tra.

- TN mạch tín hiệu tại hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ (trạng thái đóng, cắt của các dao cách ly, máy cắt, trạng thái các aptomat, trạng thái vị trí các khóa …) từ các thiết bị nhất, nhị thứ của trạm. Hệ thống điều khiển truyền thống, các tín hiệu được hiển thị trên các bảng tap-lơ thông báo ở tủ điều khiển. Đối với các hệ thống điều khiển máy tính, các tín hiệu được đưa vào thơng qua các input của BCU ( các khối điều khiển ngăn lộ), sau đó sẽ chuyển lên hệ thống máy tính.

- Thí nghiệm hệ thống tín hiệu cảnh báo, hư hỏng, tín hiệu bảo vệ khởi động, tác động từ các rơle bảo vệ. Đối với hệ thống điều khiển truyền thống, các tín hiệu được hiển thị trên các bảng tap-lơ thơng báo ở tủ điều khiển. Đối với các hệ thống điều khiển máy tính, tín hiệu được truyền theo giao thức t

8.5. Phương pháp thí nghiệm

- Cấp nguồn cho mạch tín hiệu, điều khiển theo quy trình cấp nguồn (bật áp to mát).

- Mô phỏng các trường hợp, đối với các tín hiệu số (BI) từ các thiết bị nhất nhị thứ. Kiểm tra đối với các tín hiệu tương ứng trên táp – lô hoặc trạng thái 0,1 đối với mạch tín hiệu đấu vào BCU.

- Đối với rơ le bảo vệ, dùng hợp bộ thí nghiệm ( Omicron CMC chẳng hạn) mô phỏng các trường hợp rơ le khởi động, tác động, theo dõi các tín hiệu tương ứng lên táp-lơ hoặc lên hệ thống máy tính.

Chương 9 HỆ THỐNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY CẮT

Một phần của tài liệu 2. Kiennd_Tu dien cong viec nhi thu (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w