Các phần tử chính của hệ thống mạch ghi sự cố

Một phần của tài liệu 2. Kiennd_Tu dien cong viec nhi thu (Trang 55 - 69)

HT mạch ghi sự cố bao gồm :

- HT mạch cấp nguồn nuôi thiết bị ghi sự cố

- HT mạch dòng điện, mạch điện áp của ngăn lộ - HT mạch tín hiệu kích hoạt ghi sự cố

- HT mạch tín hiệu của ngăn lộ đưa vào bản ghi sự cố

11.4. Các chú ý quan trọng, chuẩn bị cần thiết khi thực hiện

- Tránh chạm chập mạch dòng mạch áp.

- Các bản vẽ cần thiết, bao gồm bản vẽ mạch dòng, mạch áp, mạch start hệ thống ghi sự cố.

- Thống nhất trình tự thí nghiệm với thành viên trong nhóm, và giám sát nếu có.

- Vạn năng, tuốc–nơ–vít đúng chủng loại và các dụng cụ cần thiết khác. - Đặt câu hỏi xem liệu có rủi ro gì khi thực hiện hay không?

14.1. Phương pháp thí nghiệm

TN mạch dòng, mạch áp, mạch start của hệ thống ghi sự cố chính xác cho từng ngăn lộ.

- Thí nghiệm HT mạch cấp nguồn nuôi thiết bị ghi sự cố - Thí nghiệm HT mạch dòng điện, mạch điện áp của ngăn lộ - Thí nghiệm HT mạch tín hiệu kích hoạt ghi sự cố

Chương 15 HỆ THỐNG MẠCH BẢO VỆ: RƠ LE THỜI GIAN, TRUNG GIAN, RƠ LE ĐẦU RA

15.1. Nguyên lý hoạt động.

Hệ thống mạch bảo vệ đáp ứng yêu cầu của các chức năng bảo vệ, làm việc đúng thời gian quy định của từng đối tượng riêng biệt nhằm đảm bảo lưới điện được vận hành an toàn, liên tục.

Hệ thống mạch bảo vệ luôn được thực hiện bởi các đầu ra của các rơ le có chức năng bảo vệ tương ứng.

15.2. Mục đích

Việc TNHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể các hệ thống bảo vệ. Khi có sự cố, hệ thống mạch bảo vệ phải đáp ứng được đúng chức năng và phối hợp đúng thời gian đi cắt máy cắt để đảm bảo việc vận hành các thiết bị luôn an toàn, tin cậy.

15.3. Phạm vi áp dụng

Việc TNHC hệ thống mạch bảo vệ được áp dụng khi:

- Thi công thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới cải tạo và mở rộng một ngăn lộ

15.4. Các nội dung cần kiểm tra.

- Đối với rơ le trung gian, các tiếp điểm thường tiếp hoặc thường mở phải thể hiện đúng trạng thái ở trạng thái có điện và không điện.

- Đối với rơ le thời gian, các đầu ra phải được kích hoạt đúng sau 1 khoảng thời gian xác định cho trước được cài đặt trên rơ le thời gian. Rơ le thời gian có 02 loại: Loại đóng chậm và loại mở chậm (Relay coil of slow operating time, Relay coil of slow releasing time)

- Mạch đầu ra của các bảo vệ phải đóng, cắt được máy cắt theo đúng chức năng bảo vệ, phải gửi được tín hiệu khởi động các chức năng khác, phải báo tín hiệu bảo vệ lên hệ thống tín hiệu,

15.5. Phương pháp thí nghiệm

- Cấp nguồn cho mạch bảo vệ.

- Rơ le trung gian, rơ le thời gian phải hoạt động và giải trừ theo đúng mức điện áp.

- Mô phỏng các trường hợp sự cố, rơ le trung gian phải thay đổi trạng thái để thực hiện các chức năng bảo vệ tương ứng, rơ le thời gian tác động theo đúng thời gian xác định cho trước.

- Đối với rơ le bảo vệ, dùng hợp bộ thí nghiệm ( Omicron CMC chẳng hạn) mô phỏng các trường hợp rơ le khởi động, tác động, theo dõi các đầu ra của rơ le. Đầu ra đi cắt của rơ le phải cắt được máy cắt trong các trường hợp sự

cố. Đối với các đầu ra khác, khi thực hiện chức năng tương ứng thì phải thay đổi trạng thái theo đúng chức năng.

Chương 16 HỆ THỐNG MẠCH TỰ ĐỘNG ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP DƯỚI TẢI 3 PHA

16.1. Nguyên lý

Hệ thống điều chỉnh điện áp có nhiệm vụ giữ cho điện áp ở phía thứ cấp máy biến áp nằm trong một giới hạn xác định. Việc này nhằm gia tăng chất lượng điện năng đầu ra cho máy biến áp. Hệ thống này bao gồm: mạch cấp nguồn AC, DC, mạch điều khiển, mạch dòng và mạch áp, mạch tín hiệu và bao gồm cả mạch hiển thị vị trí nấc phân áp, giá trị điện áp. Mạch áp dùng để phục vụ để so sánh với ngưỡng giá trị đặt, để rơle ra lệnh tăng hoặc giảm điện áp. Mạch dòng dùng để khóa (block) rơle tự động điều áp nhằm ngăn chặn việc điều chỉnh điện áp khi MBA quá tải.

16.2. Mục đích

Việc THHC mạch tự động điều chỉnh điện áp nhằm mục đích kiểm tra đảm bảo hệ thống mạch điều chỉnh điện áp hoạt động chính xác, tin cậy trong các chế độ vận hành khác nhau nhằm đảm bảo yêu cầu điện áp và chất lượng điện năng ở đầu ra.

16.3. Phạm vi áp dụng

Việc THHC mạch tự động điều chỉnh điện áp được thực hiện trước khi đưa MBA vào hoạt động, đối với các máy biến áp truyền tải có yêu cầu về điện áp đầu ra nằm trong một dải giá trị cho phép.

Hình 13.1. Sơ đồ mạch điều chỉnh điện áp dưới tải

16.4. Phương pháp thí nghiệm

- TN cấp nguồn cấp cho rơle tự động điều chỉnh điện áp

- Thí nghiệm mạch hiển thị vị trí nấc phân áp (BCD hoặc MiliAmpe) - TN mạch dòng, mạch áp đưa vào rơle tự động điều chỉnh điện áp - Thí nghiệm mạch tăng giảm nấc tại chỗ,

Chương 17 HỆ THỐNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN SẤY CHIẾU SÁNG, NGUỒN THÍ NGHIỆM

17.1. Nguyên lý:

Các tủ đấu dây, tủ bảo vệ, tủ điều khiển, tủ trung gian trong trạm biến áp được thiết kế có hệ thống sấy, chiếu sáng tủ, và cung cấp nguồn thí nghiệm AC 1 pha hoặc 3 pha. Hệ thống chiếu sáng giúp thuận lợi trong vận hành, để nhân viên vận hành, nhân viên thí nghiệm có thể làm việc trong những điều kiện ánh sáng yếu. Hệ thống sấy tủ giúp cho thiết bị trong tủ luôn đạt điều kiện độ ẩm tốt nhất và tăng cường độ bền. Một hệ thống sấy chiếu sang cơ bản bao gồm:

+ Nguồn cấp AC 220V.

+ Áp tô mát cấp nguồn sấy chiếu sáng trong tủ (thường là 1 pha AC 220V) + Hệ thống đèn chiếu sáng trong tủ, hệ thống này liên động với cánh cửa tủ, đảm bảo chỉ sáng khi cửa tủ được mở.

+ Hệ thống sấy tủ bao gồm điện trở sấy, cảm biến nhiệt độ tủ, bộ điều chỉnh nhiệt độ sấy.

+ Ổ cắm AC 220V.

+ Mạch báo tín hiệu nhảy Áp tô mát DC (có thể có).

17.2. Tiêu chuẩn

17.3. Phương pháp thí nghiệm

+ Thí nghiệm hiệu chỉnh mạch cấp nguồn AC 220V cho mạch sấy chiếu sáng tủ.

+ Kiểm tra giá trị đặt của nhiệt độ khởi động, nhiệt độ tắt sấy. + Thí nghiệm mạch bật, tắt hệ thống chiếu sáng tủ.

Chương 18 HỆ THỐNG MẠCH TỰ ĐỘNG ĐÓNG LẠI

18.1. Nguyên lý hoạt động

Hệ thống bảo vệ và mạch tự động đóng lại được trang bị cho các đường dây trên không nhằm tăng mức độ cung cấp điện liên tục trên lưới điện trên không khi có sự cố thoán qua. Hệ thống mạch đóng lặp lại (tự đóng lại) thường được trang bị với rơle đóng lặp lại (hoặc có chức năng đóng lặp lại) và rơ le kiểm tra đồng bộ hoặc có chức năng kiển tra đồng bộ). Việc đóng lặp lại có thể thực hiện theo từng pha riêng biệt hoặc 3 pha và có thể thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần đóng lặp lại.

18.2. Mục đích

Việc THHC này được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra tổng thể hệ thống mạch có đảm bảo được việc thực hiện chức năng tự động đóng lại đúng với các yêu cầu thiết kế.

18.3. Phạm vi áp dụng

Việc THHC hệ thống mạch tự động đóng lại này được áp dụng khi:

- Thi công thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới một ngăn lộ, hoặc có sửa chữa thay thế liên quan đến hệ thống đóng lặp lại.

18.4. Các nội dung cần kiểm tra.

- TN mạch đóng, mạch cắt từ hệ thống bảo vệ.

- TN mạch tín hiệu phục vụ cho chức năng tự động đóng lại. (trạng thái máy cắt, khóa lựa chọn AR on/off, ...)

- TN mạch liên động đóng máy cắt cắt từ xa.

- TN hiệu chỉnh mạch áp cho điều kiện đóng lặp lại.

- Mạch điện áp kiểm tra điện áp và kiểm tra đồng bộ khi đóng lại.

18.5. Các chú ý quan trọng, chuẩn bị cần thiết khi thực hiện

• Máy cắt phải đảm bảo thực hiện được một chu trình cắt-đóng-cắt.

• Các điều kiện để thực hiện việc đóng lặp lại phải thỏa mãn.

• Các bản vẽ cần thiết, bao gồm bản vẽ nội bộ máy cắt, bản vẽ thiết kế điều

khiển bảo vệ của ngăn lộ được thí nghiệm.

• Thống nhất trình tự thí nghiệm với thành viên trong nhóm, và giám sát nếu

• Vạn năng, tuốc–nơ–vít đúng chủng loại và các dụng cụ cần thiết khác.

18.6. Phương pháp thí nghiệm

Bước 1: TN mạch cắt từ bảo vệ, đảm bảo các out đi cắt thẳng, các out đi cắt rơle lock-out phải tác động đúng và cắt được máy cắt (đối với AR một pha thì phải đảm bảo cắt đúng từng pha).

Bước 2:TN mạch đóng từ hệ thống bảo vệ.

Mục đích của bước này là kiểm tra mạch đóng có hoạt động tin cậy, chính xác. Kiểm tra đóng mạch đóng từ bảo vệ:. Kiểm tra đủ điện áp (âm, dương) tại output AR của rơle đóng lặp lại. Kiểm tra mạch đóng lại thực hiện được khi các thỏa mãn các điều kiện đóng lại (giám sát không rơi, không duy trì lệch cắt, lock- out không rơi, thỏa mãn điều kiện liên động ...).

Bước 3:

Kiểm tra các điều kiện input cho chức năng tự động đóng lại (các input CB ready, trạng thái máy cắt CB close/open, AR on/off, start AR ... ). Đối với AR một pha thì phải đảm bảo chính xác trạng thái CB và start AR từng pha.

Kiểm tra các điều kiện synchrocheck (input synchrocheck on/of, điện áp thanh cái, điện áp đường dây....)

W

W W

Hình 15.1. Các tín hiệu đầu vào cho mạch tự đóng lại

Chương 19 THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH

19.1. Nguyên lý.

Khi đưa điện áp 380VAC vào cuộn dây một phía MBA, các phía còn lại sẽ có điện áp tương ứng với tỷ số biến của MBA. Nếu một cuộn dây phía còn lại bị ngắn mạch (3 pha) sẽ sinh ra dòng điện chạy từ cuộn dây phía này, và cảm ứng sang phía bị ngắn mạch. Ta dựa vào nguyên lý này để xác định giá trị dòng và góc pha của các dòng điện nhị thứ cuộn dây các phía.

19.2. Mục đích

Khi đưa dòng điện 380VAC vào cuộn dây một phía MBA, các phía còn lại sẽ có điện áp tương ứng với tỷ số biến của MBA. Nếu một cuộn dây phía còn lại bị ngắn mạch (3 pha) sẽ sinh ra dòng điện chạy từ cuộn dây phía này, và cảm ứng sang phía bị ngắn mạch. Ta dựa vào nguyên lý này để xác định giá trị dòng và góc pha của các dòng điện nhị thứ cuộn dây các phía.

Mục đích của việc thí nghiệm ngắn mạch là đảm bảo các mạch dòng vận hành đúng tỷ số, cực tính và không bị hở mạch khi đưa vào mang tải. Đây là hạng mục thí nghiệm cuối cùng trong việc kiểm tra tổng thể các mạch dòng điện trước khi đưa vào vận hành mang tải, đặc biệt đối với các bảo vệ so lệch (máy biến áp F87T, và so lệch đường dây (F87L), nhằm đấu nối và cài đặt cực tính mạch dòng đúng với chế độ vận hành.

Cần phân biệt việc thí nghiệm ngắn mạch ở hiện trường so với việc làm thí nghiệm ngắn mạch MBA để xác định tổn hao trong MBA (đưa điện áp định mức vào các phía, làm ngắn mạch phía còn lại để xác định U%).

Việc thí nghiệm ngắn mạch điện nhị thứ được thực hiện bằng việc đưa dòng điện xoay chiều hạ áp 380VAC vào một phía máy biến áp và ngắn mạch lần lượt ở các phía còn lại đến các biến dòng điện cần kiểm tra.

19.3. Phạm vi áp dụng

Việc thí nghiệm ngắn mạch được áp dụng khi:

- Đây là hạng mục thí nghiệm cuối cùng trong việc kiểm tra tổng thể các mạch dòng điện trước khi đưa vào vận hành mang tải.

19.4. Các nội dung cần kiểm tra.

- Tính toán dòng điện ngắn mạch các phía trước khi làm ngắn mạch

- Kiểm tra giá trị, vec-tơ dòng điện nhị thứ và nhất thứ khi ngắn mạch đối với tất cả các nhóm mạch dòng đo lường và bảo vệ.

- Kiểm tra giá trị đo lường hiển thị trên các thiết đo lường và bảo vệ. So sánh với dòng điện tính toán khi ngắn mạch.

- Kiểm tra cực tính của các nhóm dòng điện nhị thứ bằng cách vẽ vec – tơ hoặc trigger vec – tơ dòng điện của bảo vệ nếu có.

19.5. Các chú ý quan trọng khi thực hiện

• Chú ý chuẩn bị dây làm ngắn mạch và các aptomat AC cấp nguồn làm ngắn

mạch đủ dòng điện khi làm ngắn mạch.

• Đảm bảo thứ tự chiều quay của nguồn 380VAC thí nghiệm theo chiều ABC

• Chú ý Vap số của Densoku Dtec là loại vap nhật chiều vẽ vector theo chiều kim đồng hồ (A góc 0 , B góc 120 và C góc 240) ngược lại với rơ le của EU là (A góc 0 , B góc 240 và C góc 120).

• Để dòng ngắn mạch được đúng như tính toán, để nấc phân áp về vị trí chính giữa.

19.6. Phương pháp thí nghiệm

Bước 1: Tính toán dòng ngắn mạch khi làm ngắn mạch

Srate Irate Ur Un% Un InHV InMV InLV

Dạng

sự cố (MVA) (A) (kV) (kV) (A) (A) (A)

HV- LV 250 627.57 230 0.4782 109.99 2.17 ∞ 21.68 MV- LV 250 1192.91 121 0.3428 41.48 ∞ 10.93 57.49 HV- MV 250 6275.73 23 0.1079 13.06 18.27 34.72 ∞ Trong đó:

Srate: Công suất định mức máy biến áp làm ngắn mạch. Chú ý đối với công

suất phía cuộn hạ áp vẫn lấy đúng bằng công suất của phía cao.

Irate: Dòng điện định mức của máy biến áp làm ngắn mạch: = Srate/(√3.Ur)

Ur: Điện áp định mức các phía

Un(%): Điện áp ngắn mạch %

Un(kV): Điện áp ngắn mạch các phía

InHV: Dòng điện ngắn mạch phía cao khi đưa điện áp 380VAC vào.

InHV: =IrateHV*(0.38/Un)

InMV: Dòng điện ngắn mạch phía trung khi đưa điện áp 380VAC vào.

InMV: =IrateMV*(0.38/Un)

InLV: Dòng điện ngắn mạch phía hạ khi đưa điện áp 380VAC vào.

InLV: =IrateLV*(0.38/Un) Với ví dụ trên:

o Đưa dòng từ phía cao áp HV (230kV) ngắn mạch phía hạ áp LV (23kV),

o Đưa dòng từ phía trung áp MV (121kV) ngắn mạch phía hạ áp LV (23kV), dòng 380VAC là 10.93A, dòng phía ngắn mạch là 57,49A.

o Đưa dòng từ phía cao áp HV (230kV) ngắn mạch phía trung áp MV

(121kV), dòng 380VAC là 18.27A, dòng phía ngắn mạch là 34.72A.

Bước 2:Lập sơ đồ làm thí nghiệm ngắn mạch.

Căn cứ vào sơ đồ nhất thứ và phương thức vận hành hiện hữu của trạm.

Hình 16.2. Lập sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch

Ví dụ đối với trạm chưa đóng điện, đưa dòng từ phía trung áp MV (121kV) ngắn mạch phía hạ áp LV (23kV):

o Đấu nối nguồn 380VAC vào vị trí giữa đầu má dao cách ly 131-1 (hoặc

131-2) và máy cắt 131.

o Ngắn mạch phía hạ áp 23kV.

o Đóng MC131, DCL 131-3.

Đóng aptomat cấp nguồn 380VAC thí nghiệm ngắn mạch

Bước 3:Kiểm tra giá trị, vec-tơ, cực tính dòng điện nhị thứ bằng đồng hồ Vector. Kiểm tra giá trị đo lường hiển thị trên các thiết đo lường và bảo vệ, đối với tất cả

các nhóm mạch dòng. So sánh giá trị đo được bằng đồng hồ vector, và hiển thị trên các thiết bị với dòng tính toán nhất thứ có tính đến việc quy đổi tỷ số biến dòng điện.

Bước 4:Kiểm tra cực tính của các nhóm dòng điện nhị thứ bằng cách vẽ vec – tơ hoặc trigger vec – tơ dòng điện của bảo vệ nếu có.

Quyết định việc đổi tỷ số hoặc cực tính các nhóm mạch dòng nếu cần và thực hiện

Một phần của tài liệu 2. Kiennd_Tu dien cong viec nhi thu (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w