Gọi “trái tim mềm mỏng” để chỉ để cái tôi giảm thấp xuống, giảm ít đi và nhẹ hơn. Không mang theo trái tim hoài nghi trong giao tiếp với mọi người, cũng không nghĩ đến lợi ích cho riêng mình, tấm lòng được mở rộng ra hoàn toàn. Vì vậy, những ai mang nặng cái tôi, xem bản thân là trung tất của tất cả thì không thể có tâm nhu nhuyến13. Chữ “vô tâm” trong Phật giáo thực ra để chỉ cho tâm nhu nhuyến ở cảnh giới cao của người tu hành.
“Tâm” trong từ “vô tâm” chỉ lấy cái tâm ở trong cái tôi làm trung tâm, khi chúng ta từ bỏ trái tim ở trong bản thân mình, mới có thể thực sự biến nó thành sự mềm mỏng, nếu không khi người khác chỉ nói với bạn vài câu, đã lập tức chuẩn bị vũ khí, không những không thể nói chuyện một cách bình tĩnh mà có thể xảy ra chiến tranh!
Vì vậy trái tim mềm mỏng (tâm nhu nhuyến) và triết lí tính “không” trong Phật pháp có mối liên hệ mật thiết, khi nhận thức được cái tôi và tất cả các sự vật khác đều có bản chất chung là “không”, tấm lòng mới thực sự rộng mở.
Tu tập nhu nhuyến tâm là công hạnh tự lợi lợi tha, bởi nếu mình có thể tiêu biến đi cái tôi, khi gặp việc gì đó, mặc dù bạn vẫn là chính bạn nhưng không dễ dàng bị lời nói và cử chỉ của người khác làm tổn thương. Hơn nữa, khi bạn không làm hại người khác, người khác cũng sẽ không cố ý làm hại bạn, vì vậy trái tim mềm mỏng có thể nói đó là một sự bảo vệ cho chính bạn và người khác.
Ví dụ như Lão Tử từng nói: “Thiên hạ không có cái gì mềm yếu như nước nhưng những thứ mạnh mẽ thì không thể thắng nổi, những thứ đó là không bao giờ thay đổi”.
Nước là một loại vật chất mềm nhất, nhưng những giọt nước có thể làm cho đá phải mòn. Nước không có hướng đi nhất định, nhưng chỉ cần có những khe nhỏ, chúng đều có thể chảy qua được, hơn nữa hình dạng và trạng thái của chúng biến đổi không ngừng, khi gặp lạnh sẽ thành băng, khi gặp nóng sẽ biến thành khí, gặp cái gì sẽ biến thành cái đó. Mặc dù chúng luôn biến đổi nhưng cho dù có thay đổi thế nào nhưng bản chất cả chúng vẫn không đổi, đó là vì chúng mãi mãi giữ được nguyên tắc của chính mình.
giúp đỡ cho chúng sinh; chỉ cần chúng sinh có được lợi, người đó có thể biến thành cái gì cũng được.
Để mang lại lợi ích cho chúng sinh, Bồ-tát và người thực hành hạnh Bồ-tát cần mềm mỏng, thuận theo nhân duyên của chúng sinh, thay đổi theo duyên của chúng sinh nhưng không được rời xa tôn chỉ của mình cho dù có thay đổi thế nào thì cũng không thay đổi hướng đi và mục tiêu ban đầu, đó mới chính là sự mềm mỏng thực thụ.
Nếu như luôn luôn thay đổi đến nỗi quên đi con đường đã chọn hoặc làm mất đi những nguyên tắc, đó không phải là sự mềm mỏng thực thụ, mà đó chỉ là việc hùa theo mọi người, gió chiều nào theo chiều đó. Hơn nữa gọi là “mang lại lợi ích cho chúng sinh” đó là sự hưởng lợi thực thụ chư không phải là sự tồn tại của trái tim nhân hậu, kết quả lại làm việc xấu, những tiêu chuẩn trong đó lại dựa vào “trí tuệ” để cân nhắc.
Ngoài ra, “mềm mỏng” không phải là “mềm yếu”. Người mềm yếu là người rất yếu đuối, rất dễ bị tổn thương khi bị người khác ức hiếp, hơn nữa một khi đã gục ngã sẽ không tìm cách đứng dậy. Nhưng đối với người có trái tim mềm mỏng sẽ không bị người khác ức hiếp, bởi họ giống như nước, có tính đàn hồi, hiểu được việc thuận theo tình hình mà thay đổi hoặc đi vòng hoặc chuyển hướng; cho dù người khác đá anh ta một cái, sau khi ngã xuống, anh ta lại lập tức đứng dậy được, giống như con lật đật, đó chính là “mềm mỏng có thể thắng được sự mạnh mẽ”.
Kiên cường và mềm mỏng về bản chất là giống nhau, người kiên cường có khả năng chịu đựng rất lớn, không dễ bị những thất bại làm gục ngã. Lấy ví dụ như tôi, tôi rất gầy yếu lại không được may mắn, trí tuệ cũng không tốt lắm, nhưng tôi đường mà tôi đã chọn. Trong trường hợp nào đó, tôi có thể tạm thời dừng bước hoặc là đi đường vòng, không nhất định cần đi đường thẳng, nhưng nhất dịnh tôi sẽ đi theo hướng mình đã chọn để tiến lên. Vì vậy đi đến con đường của hôm nay, cho dù đó là con đường lớn hay đường nhỏ, cuối cùng mình vẫn đi theo một con đường để đến đích.