LỢI HÀNH PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG CÓ SỨC HIỆU TRIỆU LỚN NHẤT

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Giao-Tiep-Bang-Trai-Tim (Trang 47 - 49)

Phật pháp có nói đến “tứ nhiếp pháp”, trong đó có một mục gọi là “lợi hành”.

Lợi hành chỉ những hành vi đem lại lợi ích cho người khác, cũng có thể nói, tất cả những hành vi có thể đem lại thuận lợi, an lạc cho người khác đều gọi là lợi hành. Ví dụ, chính phủ đề xướng “chính sách mang lại lợi ích và thuận tiện cho dân” giúp dân cảm thấy thân thiết, tiện lợi

khi họ đến làm việc ở cơ quan nhà nước, đó chính là một hình thức của “lợi hành”.

Trong phạm vi năng lực của mình mọi người đều có thể giúp đỡ người khác. Chúng ta không thể sống cô độc một mình, rất ít người lưu lạc nơi hoang đảo giống Rôbinxơn, sống cô độc ở ngoài đó. Bất luận người nào cũng sẽ sống cùng với ít nhất là một vài người, thậm chí họ là đàn ông độc thân, người theo chủ nghĩa độc thân, cũng không thể rời xa xã hội sống một mình mà không tham gia vào các hoạt động giao tiếp.

Chúng ta thực hiện hạnh “lợi hành” ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.

Có người nói: “Con người dễ hành thiện trong môi trường công cộng”. Thực chất, không nhất định ở cơ quan công sở mà bất kỳ thời gian nào, bất kỳ địa điểm nào đều có thể giúp đỡ người khác, có rất nhiều cơ hội làm việc thiện, dù chỉ là việc đi tản bộ ở trên đường hay là đi ra chợ mua thức ăn bạn đều có cơ hội để làm việc thiện.

Ví dụ, khi đi xe buýt nhìn thấy người già không có chỗ ngồi trong khi bạn có thì nên nhường chỗ cho họ. Nếu bạn không có chỗ ngồi cũng nên tìm giúp hoặc thương lượng với người thanh niên có chỗ ngồi, đề nghị anh ta nhường chỗ, đấy chính là lợi hành, làm việc thiện.

Có lần tôi đi xe buýt, có thể do tôi quá gầy yếu trông như người đang bệnh nên vừa lên xe đã nghe người nói “mời thầy ngồi đây ạ!” nhưng tôi quan sát kĩ, toàn bộ chỗ ngồi trên xe đều đã có người ngồi hết, không có chỗ nào trống cả. Lập tức người đó đứng dậy tìm chỗ ngồi hộ tôi, hỏi nhiều người nhưng ai cũng không đồng ý đứng dậy nhường chỗ tuy nhiên anh ta vẫn tiếp tục đi tìm chỗ cho tôi. Cuối cùng có người đứng dậy nói “Bến tiếp theo tôi xuống xe, mời thầy ngồi chỗ này”. Người không có chỗ ngồi vẫn nhiệt tình giúp tôi tìm chỗ, đấy là một ví dụ về “lợi hành”.

Ngoài việc giúp đỡ trong thời gian ngắn như tham gia lao động ra, chúng ta nên giúp đỡ người khác lâu dài, sau khi giúp xong việc này nên tiếp tục giúp việc khác.

Ví dụ, có một vị cư sỹ, anh ta biết tôi không có tiền sang Nhật du học, không những cung cấp cho tôi sinh hoạt phí cần thiết còn giúp tôi cả học phí, thậm chí luận án tiến sỹ của tôi anh ta cũng bỏ tiền giúp đỡ. Học xong ở Nhật, anh vẫn tiếp tục giúp cho tôi đi Mỹ nghiên cứu Phật pháp. Sự giúp đỡ lâu dài của anh ấy có thể nói là đã giúp từ đầu đến cuối.

Nhận được sự giúp đỡ to lớn đó tôi cảm thấy mình cần phải cảm ơn anh ta, báo đáp lại anh ta. Cách tốt nhất là nên học tập anh ta, dùng Phật pháp, dùng vật chất, dùng những thứ tiện lợi nhất để giúp đỡ người khác.

Kết quả tôi càng giúp đỡ người khác càng cảm thấy tôi đáng tin cậy, vì vậy họ cũng bằng lòng giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi được giúp đỡ nhiều người hơn, đấy chính là bước tiến của hạnh “lợi hành”.

Ví dụ tôi tham gia vào việc diễn xuất, ghi hình trong các tiết mục trên truyền hình với dụng ý muốn giúp đỡ tất cả mọi người, hi vọng sau khi mọi người nghe Phật pháp, phát huy được tác dụng đáng quý từ quan niệm đến hành động, sau đó họ sẽ đi giúp đỡ người khác. Đối tượng giúp đỡ có thể là người trong gia đình, có thể là bạn bè quen thân, cũng có thể là người bạn chưa hề quen biết.

hưởng ứng cách làm của tôi, cùng nhau hợp tác hoặc có thể sáng lập sự nghiệp hoằng pháp mới, tiếp tục tạo ảnh hưởng tốt đến người khác. Ngày càng có nhiều người nhận được sự giúp đỡ và chính người được giúp lại dần trở thành người đi giúp, tinh tiến hành thiện, đó là hiệu quả lớn

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Giao-Tiep-Bang-Trai-Tim (Trang 47 - 49)