Trong Phật giáo có nói đến “tứ nhiếp pháp”, trong đó có một mục gọi là “bố thí nhiếp”. Nhiếp nghĩa là kết duyên cùng người khác, bất luận là tài sản, thời gian, trí tuệ hay kỹ năng của mình,
thậm chí đó là trái tim của mình, đều có thể dùng để kết mối thiện duyên với mọi người.
Bố thí khác với sự vui vẻ khi làm việc phân phát vật chất. Vui vẻ khi làm việc phân phát vật chất phần lớn chỉ là sự bố thí những thứ thường dùng trong cuộc sống như thuốc men, thực phẩm, tiền bạc ... giống như đến vùng bị nạn để cứu tế cho dân bị nạn, trao tặng những thứ cần thiết cho cuộc sống, sau khi làm xong là hết, sẽ không có sự giúp đỡ tiếp nữa. Tuy nhiên bố thí trong “tứ nhiếp pháp” ngoài việc cung cấp cho con người những vật chất, những vật phẩm cần thiết trong cuộc sống, lại cần giúp đỡ họ làm sạch những quan niệm về mặt tinh thần, về tâm hồn cho họ, nhờ thế tâm hồn họ sẽ ngày càng thanh tịnh. Có câu nói ví rất hay “cho người ta ăn cá, không bằng việc dạy người ta câu cá.” Cho người khác cơm ăn đương nhiên là điều tốt, nhưng dạy người ta cách cày ruộng trồng lúa, giúp họ tự thân vận động, sản xuất lương thực, không những tự nuôi chính mình mà còn cung cấp những thực phẩm còn thừa cho người cần nó, điều đó không phải là tốt sao?
Đông sơ lão nhân sáng lập hội văn hóa Phật giáo Trung Hoa, hơn 40 năm làm việc từ thiện. Chúng ta bố thí, không chỉ cung cấp vật chất còn chia sẻ với họ một số quan niệm Phật pháp, an ủi, khuyến khích họ: “Các bạn hôm nay đến để nhận một vài thứ là rất tốt, không nên nghĩ rằng nhận sự tiếp tế là một việc đáng xấu hổ. Có người muốn giúp đỡ các bạn, còn các bạn đến đây để nhận sự giúp đỡ đó, đây chính là mối nhân duyên giữa chúng ta, đó là việc rất tốt. Các bạn đã suy nghĩ như vậy để đến đây nhận sự giúp đỡ, sau này nhất định các bạn sẽ muốn báo đáp, khi đó giữa chúng ta sẽ không có bất kì sự nợ nần nhau nào nữa”. Sau khi nghe chúng tôi trình bày quan niệm đó, dần dần, quan niệm về cuộc sống của rất nhiều người đã thay đổi, đời sống vật chất được cải thiện, đa số đã đến tham gia vào công việc từ thiện của chúng tôi.
Vì vậy, bố thí theo tinh thần Phật pháp là cách bố thí nâng cao đời sống tinh thần, sau khi cứu giúp một người gặp khó khăn, còn gợi ra trong họ sự đồng tình, để họ nhận ra rằng những người đang khó khăn cũng cần cứu giúp như chính bản thân họ bây giờ. Ngoài việc giúp mình thoát cảnh nghèo túng còn cần biết quan tâm, giúp đỡ người khác thoát cảnh nghèo túng như mình. Làm vậy không những giúp người nhận bố thí từ bỏ chướng ngại, phiền muộn ở trong lòng mà còn kêu gọi họ đến tham gia công việc từ thiện xã hội, cùng nhau tu hành hạnh Bồ-tát, đấy mới chính là sự bố thí thực thụ mà “tứ nhiếp pháp” muốn nói đến.