Biểu đồ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận công ty qua các năm

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Quản trị kênh phân phối tại công ty Coxiva Đà Nẵng pot (Trang 40 - 47)

II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

2.3. Biểu đồ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận công ty qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 Năm2008

Tổng giá trị tài sản 272105417589 373532282582 374426184729

Doanh thu thuần 1137282961787 1078748910000 858828281329

LN từ hđkd 26087277390 8535062529 -5042697730

Lợi nhuận khác 630322775 1595450026 16593929928

LN trước thuế 26717600165 15437000000 11551232198

Lợi nhuận sau thuế 19642307484 11114938000 8026813963

Cơ cấu doanh thu năm

2006,2007,2008 năm d o a n h t h u

Cơ cấu lợi nhuận năm 2006,2007,2008 năm lợ i n h u n

Biểu đồ cơ cấu lợi nhuận công ty năm 2006 , 2007 ,2008

Qua đồ thị ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận công ty qua các quý của ba năm giảm dần: Doanh thu năm 2007 giảm 5,4% so với năm 2006.

Doanh thu năm 2008 sụt giảm mạnh , giảm tới 20,38% so với năm 2007 Tuy nhiên lợi nhuận lại thể hiện một sự sụt giảm không tương đương với sự sụt giảm doanh số: lợi nhuận năm 2007 thể hiện một sự sụt giảm mạnh : 42,22% so với năm 2006.Trong khi năm 2008 giảm doanh số tới 20,38% nhưng lợi nhuận lại giảm thấp hơn rất nhiều so với năm 2007 là 25.17%.Nguyên nhân cụ thể:

Thị trường tiêu thụ xi măng Việt nam đặc biệt là quý 4/2006 đang từng bước được điều chỉnh theo quy luật của nền kinh tế thị trường – Quy luật Cung- Cầu và đã có những dấu hiệu của cuộc ganh đua nhằm tìm kiếm thị phần.Giá cả tăng mạnh là điểm nổi bật trong giai đoạn này.Các nhà sản xuất xi măng thì phải đối đầu với rất nhiều khó khăn:

+ Giá phôi thép nhập khẩu liên tục tăng đạt mức kỷ lục khiến tiến độ thi công các dự án lớn chậm chạp cũng ảnh hưởng lớn tới tình hình tiêu thụ xi măng.

+ Các nguyên liệu đầu vào tăng cao như giá nhập clinker (Fob Thái Lan) tăng từ 28USD lên 29 USD cộng với giá điện, than trong nước cũng góp phần đáng kể vào khó khăn chung của công ty

Do vậy, buộc phải điều chỉnh giá bán để giảm bớt thiệt hại đối với tác động tăng giá đầu vào.Trước tình hình biến động giá đầu vào như vậy công ty cũng tiến hành tăng giá:

ĐIỀU CHỈNH GIÁ

Khu vực Từ 23/11/2006 Từ 4/1/2007 Tổng điều chỉnh

Đà Nẵng + 20.000 + 15000 + 35000

Bình Định +30000 +10000 + 40000

Khánh Hoà +30000 +20000 + 50000

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2006, tiêu thụ xi măng cả nước đạt 7,366 triệu tấn tăng 5,8% so với cả năm 2006. Công ty Coxiva đạt 22.36% so với năm 2005.

- Năm 2007 là năm thể hiện sự biến động thị trường ximăng rõ nhất,sự sụt giảm doanh số có thể phân tích như sau:

+ Sang quý 1-2007 lợi nhuận giảm 9.4% so với cùng kỳ.Do ảnh hưởng từ nguồn cung, một số công ty sản xuất và kinh doanh xi măng ở Miền Bắc thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hệ thống bán hàng thông qua các chi nhánh (Đại lý hưởng hoa hồng) sang mô hình đại lý bao tiêu sản phẩm (nhà phân phối) nên tình hình tiêu thụ xi măng của công ty cũng chịu ảnh hưởng do việc chuyển đổi này,Thực chất của việc chuyển đổi này là Các công ty đã xóa bỏ được hệ thống bán hàng theo mô hình chi nhánh; giảm được đáng kể số lượng CBCNV dư thừa, không còn tình trạng tồn đọng nợ kéo dài của các chi nhánh, giảm thiểu được các chi phí bán hàng và các chi phí khác như tồn kho, hàng trên đường… như trước đây nhằm giảm chi phí cho sản phẩm nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Qua thực tế sau 2 tháng thực hiện việc chuyển đổi mô hình tiêu thụ xi măng, mô hình tiêu thụ sản phẩm qua các nhà phân phối đã thể hiện được tính ưu việt của nó: tiết kiệm được rất nhiều các chi phí lưu thông, giúp các công ty giải quyết được công nợ, tăng khả năng thanh toán, làm chủ tài chính của công ty, dần chiếm lại được các thị phận ở những địa bàn trước đây đã bị các đối thủ cạnh tranh, các đối thủ mới tham gia thị trường chiếm lĩnh. Tuy nhiên, với hình thức tiêu thụ sản phẩm này, công ty không chủ động điều tiết được sản lượng đến các địa bàn, sản lượng tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào Cung-Cầu của thị trường (các đại lý bao tiêu sản phẩm). Chính vì thế, sản lượng tiêu thụ của công ty phụ thuộc nhiều vào lợi ích của các nhà phân phối. Một khi, lợi ích của cá nhà phân phối được đảm bảo họ sẽ rất tích cực cho việc quảng bá, bán hàng sản phẩm và ngược lại họ sẽ hướng người tiêu dùng tới sản phẩm cùng loại nếu lợi nhuận của loại nào cao hơn

Mt s yếu t thun lợi và khó khăn có thể đề cập đến như:

a, Những yếu tố thuận lợi:

- Sau khi cổ phần hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty vẫn được tiếp tục duy trì, người lao động trong công ty tin tưởng vào sự lãnh đạo điều hành của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và công ty luôn được sự hỗ trợ giúp đỡ của Tổng Công ty CN Xi măng Việt nam là cổ đông chiếm giữ hơn 65% vốn điều lệ của Công ty.

- Năm 2007 tình hình kinh tế cả nước tiếp tục phát triển, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 40,6% GDP.

b , Khó khăn:

-Sự thay đổi phương thức kinh doanh, mô hình tiêu thụ và giá bán của các công ty xi măng đầu nguồn.

-Công ty mới chuyển sang mô hình hoạt động, Hội đồng quản trị mới được bầu hoạt động kiêm nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn gặp một số hạn chế trong điều hành sản xuất kinh doanh.

-Các loại xi măng mới với giá bán thấp tăng cường đưa vào địa bàn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.

-Trong Quý IV/2007, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gió mùa và mưa lũ liên tục đã làm cho việc vận chuyển và tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn

Chỉ tiêu Đvt Kế hoạch Thực hiện So sánh th/kh

DT tiêu thụ SP triệu

đồng 1198609900000 1078748910000 84%

-Năm 2007, toàn Công ty tiêu thụ được 1078748910000 tấn, đạt 84% kế hoạch là do:

- Các loại xi măng mới đưa vào sản xuất với chính sách giá thấp đã tăng cuờng đưa vào địa bàn Đà nẵng, Quảng nam, Quảng ngãi, Bình định tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.

- Có sự chia xẻ thị trường xi măng Hoàng thạch với hai nhà phân phối mới là: Công ty xi măng Hải vân và Công ty Thuận Hải với sản lượng đưa vào tiêu thụ hơn 100.000 tấn.

- Giá mua vật tư đầu vào tăng cao làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Trong quá trình điều hành Công ty đã triển khai các biện pháp để giảm chi

phí trong bán hàng như:

- Sắp xếp lại lao động tại Chi nhánh Bình định, Quảng nam, Đà nẵng và Khánh hoà. - Giảm chi phí qua kho: giảm lượng xi măng tồn kho, giảm tỷ lệ nhập kho, tăng cường bán thẳng tại ga, cảng, …

- Giảm các khoản chi phí khoán trong khâu bán hàng. - Thực hiện khuyến mại hợp lý.

Do đó, mặt dù sản lượng so kế hoạch đạt 84% nhưng lợi nhuận trong kinh doanh đạt 93%.

Năm 2008: Quý I/2008 lợi nhuận đạt 4,14 tỷ, tăng mạnh nhờ nhu cầu VLXD cao .Theo đó, trong quý I năm 2008 Công ty đã đạt 216,361 tỷ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 4,74% so với quý IV năm 2007 (tương đương giảm 10,776 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 4,14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2007 Công ty chỉ đạt 21,16 triệu đồng.Trong quý I/2008, sản phẩm vật liệu xây dựng của Công ty sản xuất tiêu thụ tốt do nhu cầu thị trường tăng cao, lượng xi măng tiêu thụ (sản phẩm kinh doanh chính của Công ty) thấp do có sự cạnh tranh với các loại xi măng khác nên chỉ đạt 75% so với quý trước

Mặc dù giá bán của các loại vật liệu trên thị trường tăng nên mặc dù sản lượng xi măng tiêu thụ đạt 75% nhưng doanh thu đạt 90% so với quý 4/2007.

Mặt khác, lượng xi măng tồn kho năm trước chuyển sang có giá mua vào thấp, một số vật tư chủ yếu dùng cho sản xuất như đất, than, hạt nhựa, giấy… tồn kho từ quý IV năm 2007 chuyển sang quý I/2008 với giá mua thấp nên chi phí sản xuất thấp và do quản lý chặt chẽ tài chính, tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận quý I tăng cao so với quý IV/2007 là 14%.

Chi tiết báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2008 (đơn vị: đồng) Quý 1

Chỉ tiêu

Năm nay Năm trước

Doanh thu BH & CCDV 217,975,212,395 227,137,347,379

Các khoản giảm trừ doanh thu 1,614,200,500

Doanh thu thuần BH & CCDV 216,361,011,895 227,137,347,379

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1,295,671,596 -340,291,445 Lợi nhuận khác 2,843,968,056 361,458,963 Tổng LN kế toán trước thuế 4,139,639,652 21,167,518 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0

LN sau thuế thu nhập DN 4,139,639,652 21,167,518

Biến động kết quả kinh doanh quý III/2008 so với quý II/2008 :

Chỉ tiêu ĐVT Quý III/2008 Quý II/2008 So sánh (%)

SL tiêu thụ Xi măng Tấn 181.894 6.230.600 222.101 9.205.150 82% 68% DT hđ kinh doanh Tr. Đồng 219.020 255.649 86% Giá vốn Tr. Đồng 205.477 245.211 84% LN trước thuế Tr. Đồng 2.745 2.384 115% Nguyên nhân:

- Trong quý III/2008 sản lượng tiêu thụ tất cả các sản phẩm đều giảm so với quý II/2008, do nhu cầu thị trường giảm, đồng thời có sự cạnh tranh gay gắt của các công ty kinh doanh cùng mặt hàng.

- Giá mua xi măng và vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm trong quý III/2008 không tăng so với quý II/2008, sản lượng giảm nên giá vốn giảm 16% so với quý II/2008.

- Doanh thu trong quý III/2008 giảm so với quý II/2008 là 14% nhưng do giá bán bình quân xi măng tăng 4% so với quý II/2008, đồng thời giá vốn cũng giảm tương đương nên làm lợi nhuận tăng 15% so với quý II/2008.

Biến động kết quả kinh doanh quý IV/2008 so với quý III/2008 :

Chỉ tiêu ĐVT Quý III/2008 Quý II/2008 So sánh (%)

Sản lượng tiêu thụ

Xi măng Tấn 140,208 181,894 77%

DT hd kinh doanh Tr. Đồng 168,218 219,020 77%

Giá vốn Tr. Đồng 164,223 205,477 80%

Lợi nhuận trước thuế Tr. Đồng 2,246 2,745 82%

* Trong quý 4/2008 sản lượng tiêu thụ tất cả các sản phẩm đều giảm so với quý 3/2008 do nhu cầu thị trường giảm.

* Giá mua xi măng và vật tư dùng trong sản xuất sản phẩm trong quý 4/2008 không tăng so với quý 3/2008, sản lượng giảm nên giá vốn giảm 20% so với quý 3/2008.

* Doanh thu trong quý 4/2008 giảm 23% so với quý III/2008 do sản lượng giảm

Lợi nhuận trước thuế:

* Lợi nhuận quý 4/2008 thấp hơn 18% so với quý 3/2008.

Hiện tại Công ty là nhà phân phối chính các thương hiệu xi măng nổi tiếng như:

- Xi măng PCB 30, PCB 40 Hoàng Thạch:

- Xi măng PCB 30, PCB 40, PC 40 Hoàng Mai nhận tại Công ty xi măng Hoàng Mai.

- Xi măng PCB 30, PCB 40 Bỉm Sơn nhận tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

- Xi măng PCB 30 Bút Sơn nhận tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn.

- Các Công ty xi măng đều là thành viên của Tổng Công xi măng Việt Nam nên nguồn cung ứng xi măng rất ổn định.

- Doanh thu từ kinh doanh xi măng chiếm 90 – 95% doanh thu toàn Công ty, nên giá các loại xi măng mua vào biến động ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận của Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Quản trị kênh phân phối tại công ty Coxiva Đà Nẵng pot (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)