I. Lịch sử công ty
1. 4 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
1.5.2 Triển vọng phát triển của ngành:
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ xây dựng đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch phát triển xi măng nhằm nghiên cứu khai thác cao nhất năng lực hiện có của các nhà máy xi măng, đảm bảo cung cấp mỗi năm 25 triệu tấn, đồng thời chủ động tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án để đến năm 2010 lượng xi măng tăng lên khoảng 50 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, không phải nhập khẩu xi măng và clinker từ nước ngoài.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhu cầu về đầu tư xây dựng tăng cao, vì thế dự báo nhu cầu tiệu thụ xi măng trong thời gian tới là rất lớn. Các doanh nghiệp trong nước một mặt có cơ hội phát triển vì thị trường vẫn còn tiềm năng, mặt khác sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả và sẽ không còn chính sách bảo hộ đáng kể nào của nhà nước và địa phương. Đây là khó khăn rất lớn mà các doanh nghịêp trong nước cần phải vượt qua. Dưới đây là dự báo nhu cầu xi măng trong toàn quốc từ năm 2007 đến 2012:
Bảng : Dự báo nhu cầu Xi măng giai đoạn 2009-2014 Đơn vị: triệu tấn
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nhu cầu 35.09 38.59 42.46 46.80 51.37 56.51
Sản lượng 26.88 34.23 44.84 51.76 57.76 61.06
Đi đầu trong việc thực hiện các dự án theo quy hoạch phát triển ngành xi măng là Tổng công ty xi măng Việt Nam. Tổng công ty đã dành nhiều thời gian, nhân lực, vật lực và nhiều biện pháp tăng cường tiềm lực tài chính cho đầu tư phát triển. Trong danh mục đầu tư các dự án nhà máy xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam có dự án trạm nghiền xi măng Cam Ranh với tổng mức đầu tư là: 450 tỷ đồng, với công suất thiết kế: 500.000 tấn/năm, chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng, đến nay dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện và dự kiến cuối năm 2008 đã đi vào họat động. Sản lượng của nhà máy đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ xi măng trong các năm vừa qua và các năm tới cho các thị trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần giảm chi phí vận chuyển, lưu thông để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian đến.