BÀI: ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Một phần của tài liệu trắc nghiệm Nội Khoa (Trang 29 - 31)

D. Bệnh TK ngoại biên.

BÀI: ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1. Trước khi điều trị lâu dài bệnh Tăng huyết áp, cần thực hiện các khám nghiệm sau:

a. Khám lâm sàng, khảo sát mức huyết áp, khảo sát các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch (thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn lipid máu)

b. Khám lâm sàng, tìm nguyên nhân bệnh tăng huyết áp c. Khám lâm sàng, tìm tổn thương các cơ quan bia

d. Không cần khám lâm sàng, chỉ cần khảo sát các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch

2. Mức huyết áp cần đạt đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường là: a. HATThu < 160 mmHg; HATTrương < 90 mmHg

b. HATThu < 130 mmHg; HATTrương < 80 mmHg c. HATThu < 120 mmHg; HATTrương < 80 mmHg d. HATThu < 130 mmHg; HATTrương < 60 mmHg

3. Thay đổi lối sống hay điều trị không thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp bao gồm: a. Giảm cân, chế độ ăn DASH (nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hoà, ít mỡ) tập thể dục 3 ngày/ 1 tuần, uống rượu vừa phải.

b. Giảm cân, chế độ ăn DASH (nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa, ít mỡ bão hoà; ít mỡ), giảm mức natri, tập thể dục 3 ngày/ 1 tuần

c. Giảm cân, chế độ ăn DASH (nhiều trái cây, rau; sản phẩm sữa ít mỡ bão hoà; ít mỡ); giảm mức natri, tập thể dục 7 ngày/ 1 tuần; uống rượu vừa phải

d. Giảm cân; chế độ ăn DASH; giảm mức natri; tập thể dục 7 ngày/ tuần; có thể uống rượu tuỳ thích

4. Bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường, thuốc hạ áp đầu tiên nên chọn là: a. Ức chế caki

b. Lợi tiểu c. Chẹn bêta

d. Ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể Angiotensin II

5. Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp đều cần thay đổi lối sống (hay điều trị không thuốc)

a. Đúng

b. Sai

6. Tác dụng không mong muốn của lợi tiểu thiazide trong sử dụng lâu dài điều trị THA bao gồm:

a. Giảm kali máu, tăng acid uric máu, tăng calci máu, giảm dung nạp đường, tăng cholesterol máu, giảm magnesium máu, hạ huyết áp tư thế đứng

b. Giảm kali máu, giảm magnesium máu, giảm đường máu, giảm calci máu, tăng cholesterol máu

c. Giảm kali máu, tăng magnesium máu, giảm dung nạp đường, tăng calci máu d. Giảm kali máu, tăng acid uric máu, giảm calci máu, giảm cholesterol máu, tăng đường máu

7. Bệnh nhân nam, tăng huyết áp độ 2 (HATTh = 170 mmHg, HATTr = 105 mmHg), đã có biến chứng dầy thất trái trên ECG; thuốc nên sử dụng là:

a. Lợi tiểu liều cao. TD: Furosemide 40 mg 1v x 3/ ngày b. Ức chế men chuyển liều thấp phối hợp lợi tiểu liều thấp

c. Ức chế calci dihydropyridine liều cao. TD: Nifedipine 20 mg 1v x 2/ngày d. Chẹn bêta liều cao. TD: Metoprolol 200 mg 1v x 2/ngày

8. Tăng huyết áp được coi là kháng trị khi có các đặc điểm sau: a. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã sử dụng cả 5 nhóm thuốc

b. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã sử dụng 4 nhóm thuốc liều tối đa

c. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã sử dụng 3 nhóm thuốc liều tối đa trong đó có 1 thuốc là lợi tiểu

d. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã điều trị trên 1 tháng

9. Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, tăng huyết áp độ 2 kèm rối loạn chức năng thận (độ lọc cầu thận ước lượng là 50 ml/ph/ 1,73 m2 dtct); thuốc lựa chọn hàng đầu là

a. Lợi tiểu b. Ức chế calci c. Chẹn bêta

d. Ức chế men chuyển

10. Bệnh nhân nam, 50 tuổi, tăng huyết áp độ 2 kèm bệnh động mạch vành mạn: a. Chẹn bêta, ức chế men chuyển, ức chế calci là thuốc ưu tiên lựa chọn

b. Chẹn bêta và lợi tiểu là thuốc ưu tiên lựa chọn c. Ức chế calci và lợi tiểu là thuốc ưu tiên lựa chọn d. Chẹn bêta liều cao là thuốc ưu tiên lựa chọn

Đáp án:

1. a 2. b 3. c 4. d 5. a

Một phần của tài liệu trắc nghiệm Nội Khoa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)