CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI :CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP KHÔNG ST

Một phần của tài liệu trắc nghiệm Nội Khoa (Trang 33 - 35)

D. Bệnh TK ngoại biên.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI :CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP KHÔNG ST

HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP KHÔNG ST

CHÊNH LÊN

1. Tần suất mới mắc của hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên (HCĐMVC/ KSTC) có đặc điểm sau:

a. Thấp hơn hội chứng động mạch vành cấp có ST chênh lên (HCĐMVC/ STC) b. Tương đương HCĐMVC/ STC

c. Cao hơn HCĐMVC/ STC

d. Thấp hơn HCĐMVC/ STC vì cơ chế sinh bệnh là tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành do huyết khối

2. Bệnh nhân nam 50 tuổi, có cơn đau thắt ngực sau xương ức kéo dài 30 phút. Tại bệnh viện ECG không thấy thay đổi; x- quang ngực bình thường, tuy nhiên Troponin T đo 2 lần đều tăng; lần thứ 2 cao hơn lần 1. Chẩn đoán xác định là:

a. Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên

b. Đau thắt ngực không ổn định, chỉ cần truyền nitroglycerine rồi cho về c. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên

d. Đau thắt ngực ổn định, cơn không điển hình

3. Bệnh nhân nữ 60 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp từ nhiều năm; đột nhiên đau tức sau xương ức kéo dài 30 phút, trong cơn đau bệnh nhân toát mồ hôi mặt tái xanh. Xét nghiệm cho thấy Triponin T tăng vượt ngưỡng, nhưng điện tâm đồ bình thường; siêu âm tim thấy giảm động vách trước thất trái và mõm tim. Chẩn đoán xác định là:

a. Đau thắt ngực không ổn định

b. Nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên

c. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên

d. Viêm cơ tim cấp vì có rối loạn vận động thành tim

4. Chất chỉ điểm sinh học như troponin cần thiết trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Sự hiện diện của troponin T hoặc I chỉ có giá trị khi có đặc điểm:

a. Nồng độ cao 0,5 ng/mL trên mẫu máu thử nghiệm b. Nồng độ cao 0, 10 ng/mL trên mẫu máu thử nghiệm

c. Nồng độ tăng hoặc giảm trên hai mẫu máu thử nghiệm

d. Nồng độ bằng nhau trên hai mẫu máu thử nghiệm

5. Các yếu tố làm nặng của cơn đau thắt ngực không ổn định (CĐTN/ KOĐ) bao gồm:

a. Tăng tần số tim, tăng co bóp tim, tăng hậu tải và tiền tải, tăng trương lực động mạch vành

b. Giảm tần số tim, giảm co bóp tim giảm hậu tải và tăng tiền tải, tăng trương lực động mạch vành

c. Giảm tần số tim, tăng co bóp tim, tăng hậu tải và tiền tải, giảm trương lực động mạch vành

d. Tăng tần số tim, giảm co bóp tim, giảm hậu tải và tiền tải, giảm trương lực động mạch vành

6. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho bệnh nhân nghi HCĐMVC/ KSTC bao gồm: a. Điện tâm đồ, x-quang ngực, siêu âm tim, CRP, điện tâm đồ Holter 24 giờ

b. Điện tâm đồ, x-quang ngực, siêu âm tim, CRP, huyết đồ, đường máu, cholesterol máu, triglyceride máu, HDL- C, LDL-C, độ bão hoà oxygen máu, điện tâm đồ Holter 24 giờ

c. Điện tâm đồ, huyết đồ, x-quang ngực d. Điện tâm đồ, x-quang ngực, CRP, huyết đồ

7. Một bệnh nhân nam 48 tuổi, được chẩn đoán xác định là nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên có nguy cơ cao, xử trí cần làm ngay bao gồm:

a. Heparin, aspirin, clopidogrel và can thiệp động mạch vành

b. Heparin, aspirin, clopidogrel và thuốc tiêu sợi huyết

c. Điều trị nội khoa trước, sau 72 giờ mới can thiệp ĐMV

d. Điều trị nội khoa trước, chỉ can thiệp ĐMV sau siêu âm tim dipyridamole

8. Liều lượng và đường dùng của morphine trên bệnh nhân đau thắt ngực do HCĐMVC/ KSTC bao gồm:

a. Tiêm dưới da 3-4 mg, nhiều lần trong ngày b. Tiêm bắp 3-4 mg, nhiều lần trong ngày

c. Tiêm mạch 3-4 mg, chỉ sử dụng khi không có chống chỉ định

d. Tiêm dưới da 3-4 mg, chỉ sử dụng khi không có chống chỉ định

9. Nghiên cứu Timi 11B và nghiên cứu ESSENCE so sánh hiệu quả của enoxaparin với heparin không phân đoạn trên bệnh nhân HCĐMVC/ KSTC, kết quả cho thấy:

a. Enoxaparin hiệu quả hơn heparin không phân đoạn

b. Enoxaparin kém hiệu quả hơn heparin không phân đoạn

c. Không nên sử dụng enoxaparin ở bệnh nhân HC ĐMVC/ KSTC

d. Không nên sử dụng heparin không phân đoạn ở bệnh nhân HC ĐMVC/ KSTC 10. Các nghiên cứu LIPID và MiRACL chứng minh nên sử dụng statin ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định. Phương thức sử dụng nên là:

a. Dùng statin liều cao ngay ngày đầu của HCĐMVC

b. Dùng statin liều sau, vào ngày 7 của HCĐMVC c. Dùng statin liều thấp ngay ngày đầu của HCĐMVC

d. Dùng statin liều thấp vào ngày ra viện của bệnh nhân HCĐMVC Trả lời:

VIÊM PHỔI

Câu 1: Bệnh nhân nam 21 tuổi, viêm phổi điều trị Augmentin IV 3 ngày thì hết sốt, hết ho, hết khó thở, tỉnh táo, ăn uống được, HA 110/70 mmHg, mạch 110 lần/phút, hướng điều trị kế tiếp là:

Một phần của tài liệu trắc nghiệm Nội Khoa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)