Tăng cường quản lý sức chứa của điểm đến du lịch Hòa Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình. (Trang 150 - 153)

5. Kết cấu của luận án

4.2.7. Tăng cường quản lý sức chứa của điểm đến du lịch Hòa Bình

Quản lý sức chứa nhằm đảm bảo PTDL một cách bền vững là một vấn đề cần được quan tâm trong QLNN đối với PTDL của một địa phương. Đứng ở kía cạnh xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các HĐDL đến đời sống văn hoá - xã hội, KT-XH của khu vực. Nếu PTDL mà không quan tâm đến vấn đề sức chứa, đến một lúc nào đó, khi lượng khách trở nên quá tải, cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập dần hình thành mâu thuẫn giữa cư dân địa phương và khách du lịch. Ở một khía cạnh khác, bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác (đi lại khó khăn, chờ đợi lâu để được phục vụ, sự khó chịu do ùn ứ rác thải,…). Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của khách du lịch. Ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng

khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý,...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Với các điểm đến trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, hiện tượng quá tải khách du lịch hiện thường xảy ra ở các khu du lịch tâm linh vào đầu năm âm lịch (mùa du lịch tâm linh – lễ hội), các điểm du lịch khác ít xảy ra hiện tượng này. Vấn đề đặt ra hiện nay với các cơ quan QLNN về du lịch ở Hòa Bình là phải xác định được sức chứa của các điểm đến du lịch và tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm quản lý sức chứa tại mỗi điểm đến du lịch một cách hợp lý, bao gồm cả giải pháp áp dụng cho các khu du lịch tâm linh và các giải pháp dự phòng áp dụng cho các điểm đến du lịch khác.

Những giải pháp cụ thể có thể được áp dụng để điều tiết lượng khách đến các điểm đến du lịch, đảm bảo phù hợp với sức chứa của điểm đến du lịch như:

Một là, khống chế lượng khách một cách gián tiếp thông qua việc xây dựng các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hạn chế quy mô các tuyến giao thông, công suất các bãi đỗ xe, quy mô các công trình xây dựng (mật độ sử dụng đất, hệ số sử dụng đất), số lượng khách sạn và phòng khách sạn và các công trình dịch vụ khác.

Hai là, khống chế số lượng vé tham quan trong một ngày đối với những điểm du lịch có bán vé.

Ba là, khống chế số lượng phương tiện vận chuyển đường thủy được hoạt động trong ngày và số khách mỗi lượt hoạt động trên khu vực lòng hồ Hòa Bình.

Bốn là, tổ chức việc đăng ký đến các điểm du lịch tâm linh và khống chế lượng khách đến theo đăng ký.

Năm là, tổ chức các chương trình du lịch tâm linh kết hợp với các sản phẩm du lịch khác để kéo giãn HĐDL cả về không gian và thời gian, đồng thời giảm dần tính mùa vụ trong việc kinh doanh loại hình du lịch này.

4.2.8. Chú trọng bảo tồn tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Với mục tiêu phát triển bền vững, trong quản lý PTDL, chính quyền địa phương tỉnh Hòa Bình cần chỉ đạo Sở VH,TT&DL tỉnh thực hiện một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với PTDL như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa để tăng tính hấp dẫn của điểm đến

Phải bảo tồn được nguyên vẹn những giá trị độc đáo, đặc sắc của di tích; tiếp tục khôi phục lễ hội truyền thống nhằm vừa giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương vừa tạo ra điểm đến thu hút nhân dân cũng như du khách đến tìm hiểu, nghiên cứu, tham quan và trải nghiệm. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và PTDL theo hướng bền vững đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc: cái mới, cái xây dựng sau nhất thiết phải tôn trọng di sản gốc. Thời gian qua, do không tuân thủ nguyên tắc này cho nên nhiều di sản đã bị phục chế, làm mới dẫn đến biến dạng, méo mó các giá trị ban đầu. Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu về di sản văn hóa đã đưa ra khái niệm “bảo tồn tích cực”, tức là đưa các giá trị vốn có của di sản vào phục vụ cuộc sống, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Để làm được như vậy, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa những người làm du lịch và những người làm di sản. Những dự án PTDL gắn với khai thác di sản muốn triển khai, nhất định phải có sự tính toán, tham vấn kỹ lưỡng từ những chuyên gia, nhà quản lý di sản thông qua các hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá chi tiết những tác động đến di sản, từ đó bảo đảm khống chế các tác động ở mức độ cho phép. Trong việc tổ chức không gian du lịch, cần quản lý được sức chứa phù hợp với khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường du lịch tại không gian di sản.

Thứ hai, huy động nguồn lực cho hoạt động tôn tạo, đầu tư các di sản văn hóa để khai thác phục vụ du lịch

Cần phải tăng cường tu bổ, trùng tu tôn tạo di tích hàng năm để tránh bị xuống cấp hư hại. Xem xét, lựa chọn các di tích có tiềm năng, đủ điều kiện gắn với PTDL để đầu tư và khai thác. Để thực hiện được như vậy thì cẩn thiết phải thành lập Ban Quản lý và có nguồn kinh phí phù hợp cho đầu tư, tu bổ tôn tạo, trong đó Nhà nước hỗ trợ đầu tư CSHT và một số hạng mục đầu tư ban đầu; các địa phương có di tích chủ động thành lập ban quản lý để đầu tư, khai thác và đẩy mạnh công tác xã hội hóa để có kinh phí đầu tư, khai thác giá trị di tích thu hút khách du lịch mang lại hiệu quả KT-XH cho địa phương.

Thứ ba, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường

Cần phải phải đẩy mạnh tuyên truyền ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cán bộ quản lý, nhân viên, người kinh doanh dịch vụ, nhân dân địa phương và du khách đối với các di tích hay không gian

có di sản văn hóa khi tổ chức hoạt động đón tiếp, phục vụ khách. Ban hành các nội quy, quy định đối với khách tham quan và ngăn cấm các hành vi xâm hại di tích và làm ảnh hưởng đến môi trường; có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải trong khu di tích để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khu vực di tích và đáp ứng nhu cầu tham quan cho khách du lịch.

Có thể khẳng định di sản là TNDL có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, quốc tế đến tham quan. Đối với Hòa Bình, di sản văn hóa, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để xây dựng sản phẩm, các địa phương khai thác để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, CSVCKT chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình. (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)