Những khó khăn và hạn chế khi sử dụng phương pháp sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tính toán hệ thống sản xuất muối từ nước biển bằng năng lượng sinh khối (Trang 36 - 40)

truyền thống

35

triển áp dụng, ta nhận thấy sự khác biệt về cả chất lượng và giá trị giữa muối thành phẩm của chúng ta sản xuất và muối thành phẩm của họ. Với những điểm yếu trong phương thức sản xuất, diêm dân vẫn tiếp tục với những lối mòn cũ, cách thức bao đời nay mà không cải tiến. Họ chưa thực sự nhận được sự, tài trợ về kinh tế để cải tiến công nghệ sản xuất muối, tiến tới một một tương lai mới cho nghề muối.

Kỹ thuật sản xuất lạc hậu khiến hiệu suất thấp, đi kèm theo là khí hậu khắc nghiệt tác động đến điều kiện làm việc của con người.

Nghề làm muối ở trên đất nước ta đã có từ rất lâu đời, đã xuất hiện từ thế kỉ 19 và đến nay hầu như phương thức sản xuất vẫn vậy không có sựthay đổi. Chúng ta vẫn thiên về sử dụng sức người mà không có máy móc hỗ trợ. Với phương pháp sản xuất muối truyền thống, chúng ta vẫn để lại rất nhiều tạp chất bên trong muối ăn và điều đó sẽ khiến muối của chúng ta sản xuất ra cạnh tranh yếu, không đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng, dẫn đến không thểtìm được đầu ra cho sản phẩm kém chất lượng. Đặc biệt là sản xuất muối ăn ở nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết mà không tự chủ động được trong sản xuất. Khí hậu trái đất đã thay đổi mạnh với nhiều trận El nino. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có tuyết rơi < 0°C tại một số vùng đồng bằng mà hiện tại năm 2016 đã có và nhiệt độ của mùa hè có nơi lên đến 43° C, cảm nhận thực tế có những lúc còn > 50°C.

Chất lượng của sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam và các chỉ tiêu chất lượng thế giới.

Với phương thức sản xuất thô sơ, khâu lấy nước nguyên liệu chưa xử lý tạp chất và chất hóa học còn lẫn trong nước biển, kết tinh đóng gói chưa đảm bảo, môi trường đã hoàn toàn khác với những thời điểm cách đây 50 năm, chúng ta không thể đưa hoàn toàn nguyên liệu thô vào khai thác mà phải có khoa học công nghệđi đầu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm mục đích khắc phục triệt để những điểm yếu: Kỹ thuật , chất lượng, hiệu quả kinh tế.

1.3.2.Tiềm năng củanăng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối (BIOMASS) là nguồn năng lượng tự nhiên khác với

36

năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng năng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Ở các

nước đang phát triển, năng lượng sinh khối thường là nguồn năng lượng lớn nhất,

chiếm 35-45% tổng cung cấp năng lượng. Sẽ không ngoa khi nói năng lượng sinh

khốigiữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng

như ở Việt Nam.

Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì nhiêu… nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông,

lâm nghiệp phong phú, liên tục gia tăng. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại

đang bị coi là rác thải tự nhiên, đang bị lãng phí. Chúng còn có thểtrở thành nguyên

nhân gây ô nhiễm môitrường như tình trạng đốt rừng, rơm rạ, mùn cưa ở miền Bắc

hoặc đổ trấu xuống sông, kênh rạch ở Ðồng bằng sông Cửu Long… Năng lượng

sinh khốinằm trong trong chu trình tuần hoàn ngắn, được các tổ chức về phát triển

bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu này sẽ đồng thời cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo bảo vệ môi trường.

Tiềm năng về năng lượng sinh khối của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, tổng

nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm, bao gồm khoảng 40 triệu tấn rơm rạ,

8 triệu tấn trấu, 6 triệu tấn bã mía và trên 50 triệu tấn vỏ cà phê, vỏ đậu, phế thải

gỗ... Nguồn sinh khối chủ yếu của nước ta gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng. Trong

đó gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, cây công nghiệp và cây ăn

quả, phế phẩm gỗ công nghiệp. Theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, tiềm

năng sinh khối gỗ năng lượng lên đến gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô. Riêng tiềm năng năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp của nước ta gồm rơm, rạ, trấu, bã mía và các loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Ðặc biệt nguồn năng lượng này sẽ liên tục

được tái sinh vàtăng trưởng đều đặn trong vòng 30 năm [10].

Nguồn sản xuất nhiên liệu sinh học gồm tinh bột và rỉ đường có tổng sản lượng khoảng 87 triệu lít/năm, tương đương với 57,42 triệu tấn dầu thô. Trong đó,

37

tỷ lệ phân bố khá chênh lệch khi lượng tinh bột chỉ chiếm 1/5 tổng sản lượng bởi hầu hết đất sản xuất nông nghiệp nước ta sản xuất gạo và nông sản. Nguồn khí sinh học từ phụ phẩm cây trồng, chất thải gia súc của Việt Nam có khối lượng không hề

nhỏ. Tổng khối lượng hiện nay vào khoảng gần 5 tỉ m3, tương đương 2,5 triệu tấn

dầu. Nguồn khí sinh khối mới được khai thác trong các hộ gia đình, quy mô nhỏ và chủ yếu để chiếu sáng, đun nấu thức ăn [10].

Đất nước ta có nền nông nghiệp phát triển, cả ba miền Bắc-Trung-Nam đều có các đặc khu kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Đó chính là điều kiện hợp lý để có thể phát triển nguồn năng lượng sinh khối. Mặc dù năng lượng sinh khối ở nước ta chưa thực sự phát triển, mới dừng ở mức tiềm năng, nhưng vấn đề chúng ta cần giải quyết ở đây đó là tối ưu hóa sản phẩm làm ra và phế phẩm sao cho chúng được liên tục chuyển tiếp, phục vụ lẫn nhau để chúng ta tiết kiệm được tối đa nguồn năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất . Đó mới chính là bước đi đúng nhất để tạo nên sự khác biệt và đem lại thành công.

Những nguyên liệu sinh khối của chúng ta có giá thành rất rẻ và rất dễ tìm kiếm đó là: Rơm rạ, vỏ trấu, cây ngô, lõi ngô, mùn cưa, cây vỏ hoa màu, củi gỗ, lá cây tự nhiên. Mô hình sản xuất muối với năng lượng sinh khối sẽđem lại những lợi ích lớn về mặt kinh tế.

Khi đã hoàn toàn không phụ thuộc vào thiên nhiên, việc khí hậu thay đổi và thời tiết sẽ không thểtác động đến hoạt động sản xuất. Bà con diêm dân sẽ không còn phải dựa theo thời tiết để sản xuất mà có thể sản xuất muối quanh năm với mức độ và sản lượng tối đa, thời gian thu hoạch sẽ được giảm xuống rất đáng kể do nguồn nhiên liệu sinh khối dồi dào, phong phú .

Điều kiện làm việc của diêm dân được cải thiện, tăng chất lượng muối khi đưa những công nghệ mới vào thay thếphương án sản xuất truyền thống. Các khâu, các bước sẽ được rút lại. Khi đạt được các mục đích nêu trên, tương lai rộng lớn sẽ mở ra cho ngành muối Việt Nam.

38

CHƯƠNG 2 . PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT MUỐI TỪ NƯỚC BIỂN BẰNG

NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tính toán hệ thống sản xuất muối từ nước biển bằng năng lượng sinh khối (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)