Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn bka900 và km419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 27 - 31)

Chọn giống sắn tốt, năng suất cao phù hợp với đất đai và yêu cầu của sản xuất lớn là việc làm cần thiết để phát huy những ưu điểm của giống. Nhưng trong điều kiện sản xuất trên diện rộng nếu không có một kế hoạch chọn lọc bồi dưỡng giống sắn thường xuyên thì sau một vài năm giống sắn tốt cũng dễ thoái hóa làm năng suất giảm xuống. Thấy được tầm quan trọng của công tác chọn tạo giống sắn, các nhà khoa học Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu chọn lọc các giống sắn mới để phục vụ cho sản xuất.

Cây sắn được du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ 18 và có mặt ở miền Nam trước, sau đó mới đưa ra trồng ở miền Bắc và hiện nay sắn được trồng rộng khắp cả nước (Bùi Huy Đáp, 1987) [4].

Trước năm 1975 tại Viện khảo sát nông nghiệp Sài Gòn đã nhập nội, thu thập và khảo sát nguồn gen giống sắn. Ở miền Bắc, tác giả Đinh Văn Lữ cùng thực hiện một số thí nghiệm so sánh giống sắn và kết quả đã chọn ra được giống sắn H34 thuộc nhóm sắn đắng có tỷ lệ tinh bột cao (>30%).

Trong giai đoạn 1975 - 1990, tại Viện khoa học Nông nghiệp miền Nam và các Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc đã thu thập và đánh giá các giống sắn địa phương. Kết quả đã chọn lọc và giới thiệu một số giống mới để đưa ra sản xuất đại trà đó là HL23, HL24, HL20; những giống này có năng suất cao hơn giống H34 và Mì Gòn địa phương.

Tại miền Bắc từ 1980 - 1985, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái đã đánh giá 20 giống sắn địa phương và kết luận giống Xanh Vĩnh Phú là giống

địa phương tốt nhất miền Bắc (Trần Ngọc Ngoạn và Trần Văn Diễn, 1992) [11].

Từ năm 1988, công tác nghiên cứu chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với CIAT. Trong suốt 18 năm (1988 - 2005), chương trình sắn của Việt Nam đã phối hợp với CIAT chọn lọc và phát triển hai giống sắn mới là KM60 và KM94 ra sản xuất. Đây là hai giống sắn có năng suất củ tươi cao (25

- 40 tấn/ha), có tỷ lệ tinh bột cao (27 - 30%), thích hợp với chế biến tinh bột. Cũng từ năm 1993 trở lại đây nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng, cây sắn đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Do đó các giống sắn mới đã và đang được phát triển mạnh ở hai miền Nam - Bắc. Việc giới thiệu và phát triển hai giống sắn mới này vào sản xuất đã là một bước đột phá mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam.

Với sự hợp tác của CIAT, chương trình sắn Việt Nam cũng đã tiến hành đánh giá vào khoảng 30.000 hạt lai do CIAT/Colombia, CIAT/Thái giới thiệu và khoảng 7.000 hạt lai từ nguồn lai tạo trong nước. Hàng chục dòng triển vọng tiếp tục được chọn ra từ nguồn vật liệu này như: KM98-1, KM98-5, KM95-3, KM98-7, KM140… Trong số các dòng này, có những dòng rất có triển vọng vừa thích hợp chế biến, vừa có thể sử dụng ăn tươi.

Trong giai đoạn 1991 - 2005, chương trình sắn Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với CIAT, VEDAN và mạng lưới nghiên cứu sắn châu Á để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sắn với mục tiêu là chọn tạo ra những giống sắn có năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao, phục vụ cho chế biến công nghiệp, đồng thời cũng tuyển chọn được những giống sắn ngắn ngày, đa dạng, thích hợp cho cả chế biến công nghiệp cũng như nhu cầu về lương thực ở vùng sâu, vùng xa. Do đó đã tạo được bước đột phá quan trọng trong nghề trồng sắn của Việt Nam (Trần Ngọc Ngoạn và cs, 2004) [12].

Hiện nay mục tiêu của chương trình cải thiện di truyền sắn tại Việt Nam là:

- Tăng tiềm năng năng suất, hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột.

- Rút ngắn thời gian thu hoạch.

- Xác định các giống có năng suất cao phù hợp với từng khu vực và vùng sinh thái khác nhau nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các hệ thống canh tác nông hộ nhỏ.

- Lựa chọn giống sắn tốt nhất cho sản xuất ethanol sinh học. Mà mục tiêu cụ thể của chương trình nhân giống sắn là: Để chọn và phát hành giống mới có năng suất cao từ 35 - 40 tấn/ha, hàm lượng tinh bột từ 27 - 30%, thời gian sinh trưởng và phát triển từ 8 - 10 tháng, cây mọc thẳng đứng, đốt ngắn, ít phân nhánh, tán nhỏ gọn, kích thước gốc, củ thống nhất và phù hợp cho chế biến công nghiệp.

Thực hiện mục tiêu trên hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về chọn tạo giống đạt kết quả tốt, nhờ đó mà nhiều giống sắn mới được đưa vào sản xuất như: KM60, KM94, KM95, KM95-3, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM98-7, KM140 đã thực sự mang lại lợi nhuận cao cho nông dân trên diện rộng, cho nên tạo được công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, đồng thời tăng sức cạnh tranh của tinh bột sắn xuất khẩu và các sản phẩm khác chế biến từ sắn trên thị trường trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2007 - 2012 công tác lai tạo, chọn lọc và chuyển giao tiến bộ về cải tiến giống sắn ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, các nhà khoa học đã giới thiệu cho sản xuất được 6 giống sắn mới, những giống này đều có những đặc tính tương đương và vượt trội hơn so với giống sắn chủ lực KM94 (Nguyễn Hữu Hỷ và cs, 2012) [7].

Bảng 2.6. Nguồn gốc và đặc tính chính của 8 giống sắn mới được đưa từ 2010-2013 ở Việt Nam Tên giống Km 140 Km98-5 Sa21-12 Sa06 KM-419 HL-S10 HL-S11 KM10 Nguồn: Howeler R.H., 2014 [18]

Những tiến bộ vượt bậc về công tác chọn tạo giống sắn trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của phương pháp tuyển chọn giống sắn thích hợp theo vùng khí hậu, đất đai và tạo nguồn vật liệu khởi đầu phong phú để tạo nên sự đột phá về năng suất. Công tác thực nghiệm tuyển chọn giống sắn trên đồng ruộng chỉ có kết quả khi bảo đảm vững chắc được cơ sở di truyền những tính trạng nông học. Trong đó, năng suất củ tươi, chỉ số thu hoạch có hệ số di truyền cao; tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột có hệ số di truyền thấp và ít biến động bởi điều kiện môi trường (Trần Ngọc Ngoạn, 1995) [9].

Giai đoạn 2007- 2015: ĐH Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ, Viện Di truyền nông nghiệp đã giới thiệu cho sản xuất 4 giống sắn mới là KM98-7, NA1, SA06, KM21-12. Những giống sắn này có năng suất củ đạt từ 25 - 47 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột đạt 28 - 30%, thời gian thu hoạch từ 7 - 10 tháng, thích hợp cho nhiều vùng sinh thái ở miền Bắc Việt Nam.

Nghiên cứu của Phan Đình Diệp (2014) [2] dòng, giống sắn DT1 và DT2 là 2 dòng, giống có triển vọng cho tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng sắn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Nghiêu cứu của Nguyễn Thị Lương (2014) [8] giống HL2004-28, KM440 sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng như một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Có năng suất củ tươi (34,13 - 35,93 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế lãi thuần đạt 30,182 - 33,062 triệu đồng/ha.

Nghiên cứu của Hoàng Kim Diệu (2016) [3] giống sắn HL2004-28 có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sinh thái vùng trung du và miền núi phía Bắc, năng suất trung bình năm 2012 tại 4 địa điểm nghiên cứu là 36,52 tấn/ha năm 2013 là 39,09 tấn/ha. Năng suất tinh bột trung bình năm 2012 đạt 11,63 tấn/ha, năm 2013 đạt 12,12 tấn/ha.

Theo nghiêm cứu của Đào Thu Thủy (2016) [15] đánh giá chọn tạo 7 giống sắn mới là KM 419, KM 98-7, KM 140, Rayong 6, BKA 900, Rayong 9 và KM 94, tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã chọn ra được 2 giống KM419 và BKA900 cho năng năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Yên Bái và vùng miền núi phía Bắc. Có năng suất củ tươi (47,87

- 46,87 tấn/ha).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn bka900 và km419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 27 - 31)