Thờivụ trồng sắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn bka900 và km419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 33 - 34)

Trong nước thời vụ trồng sắn ở mỗi vùng cũng khác nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì nhì thục” nên xác định thời điểm trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn.

Ở các tỉnh phía Bắc (đồng bằng và Trung du Bắc bộ), sắn được trồng vào tháng 2 đến tháng 3 khi có mưa Xuân và trời đã bắt đầu ấm lên và thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Điểm cần lưu ý, ở miền Bắc thường sau khi kết thúc mưa Xuân thời tiết khô hạn gần một tháng. Do đó, nếu không tranh thủ trồng sắn ngay khi bắt đầu có mưa Xuân dễ bị chậm thời vụ. Khi bắt đầu mưa Xuân đất không bị quá ẩm nên trồng sắn và trồng xen các cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu... (Nguyễn Trọng Hiển và cs, 2011) [5].

Vùng ven biển miền Trung Việt Nam, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10 nhằm tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng.

Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Việt Nam sắn được trồng thời vụ chính từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và thời vụ phụ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11.

Vùng Đông Nam Bộ, tác giả Nguyễn Thị Sâm và cs (2000) [13] cho biết thời điểm trồng sắn thích hợp đối với giống sắn KM94 là khi mưa đầu mùa đã ổn định từ 15/5 đến 15/6 dương lịch là tốt nhất, chậm nhất đến 25/6, tác giả Nguyễn Hữu Hỷ đề nghị thời điểm trồng sắn sớm hơn từ khi mùa mưa bắt đầu (15/4) cho đến lúc lượng mưa ổn định (15/5) sắn sẽ đạt được năng suất củ tươi, năng suất thân lá, tỷ lệ tinh bột trong củ cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất] (Nguyễn Hữu Hỷ, 2002) [6]. Việc trồng sắn “đón mưa” có lợi thế đạt năng suất cao nhưng có nhược điểm là rủi ro cao nếu sau trồng gặp trời khô hạn kéo dài sẽ dễ bị mất giống. Do vậy, kinh nghiệm của những nông hộ

sản xuất giỏi muốn xác định được thời vụ trồng là phải theo sát nông lịch từng vùng và dự báo thời tiết cụ thể từng năm. Thông thường thời vụ trồng sắn vùng này phổ biến trong khoảng 20/4 - 20/5 dương lịch.

Ở miền Nam trồng sắn cần chuẩn bị đất trước khi mùa mưa bắt đầu. Khi có 1-2 trận mưa đầu cần nhanh chóng xuống giống, năng suất giảm rõ rệt khi trồng sắn muộn.

Nghiên cứu của Hoàng Kim Diệu (2016) [3] Thời vụ trồng giống sắn HL2004-28 thích hợp nhất từ 04/3 đến 14/3 (cho năng suất đạt từ 43,47 - 46,40 tấn/ha tại Phú Thọ và 41,43 - 45,34 tấn/ha tại Thái Nguyên) và thời điểm thu hoạch tốt nhất là 10 tháng sau trồng cho năng suất củ tươi và năng suất tinh bột đạt tối đa với các giá trị năng suất củ tươi (43,7 tấn/ha), năng suất tinh bột (13,46 tấn/ha).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương (2014) [8] thời vụ trồng giống sắn KM414 thích hợp nhất là 14/3 (cho năng suất củ tươi đạt 34,67 tấn/ha, năng suất chất khô 13,31 tấn/ha và năng suất tinh bột đạt 9,30 tấn/ha). Đối với tỉnh Thái Nguyên cũng như một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống sắn bka900 và km419 tại xã đông cuông huyện văn yên yên bái (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w