Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đặc điểm nông sinh học của 2 giống sắn bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1, chiều cao cây cuối cùng, đường kính gốc và tổng số lá trên cây được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến đặc điểm nông sinh học của 2 giống sắn BKA900 và KM419 tại xã Đông Cuông
Công thức G1TV1 G1TV2 G1TV3 G1TV4 G1TV5 G2TV1 G2TV2 G2TV3 G2TV4 G2TV5 Qua số liệu bảng 4.5 ta có:
Với giống BKA900, đường kính gốc của các thời vụ dao động từ 2,6 - 3,1 cm, trong đó thời vụ 2 và 3 có đường kính gốc lớn nhất. Chiều cao thân chính của các thời vụ dao động từ 105 - 142 cm, trong đó thời vụ 4 và 5 có chiều cao thân chính lớn hơn các thời vụ khác. Chiều cao cuối cùng dao động từ 233,2 - 281,5 cm. Tổng số lá trên cây dao động từ 117,1 - 140,8 lá/cây, trong đó thờivụ trồng 2 và 3 cho chiều cao toàn cây và tổng số lá/cây cao nhất.
Với giống KM419, đường kính gốc của các thời vụ dao động từ 2,6 - 3,0 cm, thời vụ 3 cho đường kính gốc cao nhất. Chiều cao thân chính của các thời vụ dao động từ 92,5 - 133,5 cm, trong đó thời vụ 4 và 5 cho chiều cao thân chính lớn hơn các thời vụ khác. Chiều cao cuối cùng dao động từ 228,6 – 270 cm, thời vụ 3 cho chiều cao cây cuối cùng cao nhất. Tổng số lá trên cây
dao động từ 115,3 - 140,3 lá/cây, trong đó trong đó thời vụ 3 cho tổng số lá trên cây cao nhất và thời vụ 1 cho tổng số lá trên cây thấp nhất.
Nhận thấy, trong các thời vụ thí nghiệm, thời vụ 3 (trồng ngày16/3) cho các chỉ số nông sinh học của cây cả hai giống sắn BKA900 và KM419 đều cao hơn mọi thời vụ khác.
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của 2 giống sắn