Muốn đánh giá đúng chất lượng GDCTTT trong quân đội đòi hỏi phải xác định chính xác những tiêu chuẩn của nó. Việc xác định những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng GDCTTT phải bảo đảm sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng, tư tưởng với hành động, nhận thức với hành vi, lời nói với việc làm. Tuy nhiên, khi xác định những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng GDCTTT đã xuất hiện những quan niệm khác nhau. Một số học giả cho rằng tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá chất lượng GDCTTT là tri thức bao gồm những hiểu biết về CNM-LN, TTHCM, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước... Một số học giả khác lại quan niệm cái quan trọng là thế giới quan khoa học, niềm tin vào CNXH, là tính tích cực xã hội của con người... Những quan niệm trên về cơ bản là đúng, song cần đưa ra những tiêu chuẩn bao quát toàn diện, được luận chung một cách khoa học, đặc trưng cho chất lượng của GDCTTT trong quân đội.
Như trên đã nêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDCTTT trong quân đội có thể chia thành hai nhóm: nhóm tiêu chuẩn về nhận thức, tư tưởng chính trị; nhóm tiêu chuẩn về kết quả hoạt động thực tiễn.
Vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ những thuộc tính cụ thể về mặt nhận thức, tư tưởng chínhtrị, về kết quả hoạt động thực tiễn của đối tượng mà GDCTTT cần đạt tới; tính bền vững, ổn định của những thuộc tính đó. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng GDCTTT trong quân đội có sự thống nhất hữu cơ với nhau, thể hiện trình độ từ thấp đến cao, phản ánh kết quả tổng hợp của hoạt động GDCTTT.
Tuy nhiên, có thể phân chia chúng một cách tương đối để phân tích xem xét giúp cho việc đánh giá chất lượng GDCTTT được khách quan, toàn diện. sâu sắc.
Tiêu chuẩn về nhận thức, tư tưởng chính trị.
Tiêu chuẩn này được cấu thành bởi các yếu tố sau:
Một là, độ sâu của sự lĩnh hội tri thức chính trị - xã hội, đặc biệt là tri thức về khoa học CNM-LN, TTHCM. Đây là một tiêu chí quan
trọng đầu tiên trong đánh giá chất lượng GDCTTT. Tiêu chí này có phạm vi bao quát khá rộng. Về một nội dung, chúng bao gồm những hiểu biết về các khái niệm, phạm trù, quy luật chính trị - xã hội,... CNM-LN, TTHCM, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, những giá trị và chuẩn mực chính trị như tự do, dân chủ, quyền con người..., chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, những tri thức về văn hóa chính trí, những hiểu biết về các sự kiện chính trị - xã hội. Về mức độ, đó là tính hệ thống của các kiến thức thu nhận được, trình độ vận dụng kiến thức như là phương pháp để đánh giá các vấn đề của đời sống chính trị.
Mức độ nắm vững bản chất các sự kiện chính trị đang diễn ra trong đời sống xã hội là một trong những yếu tố quan trọng của tiêu chí chất lượng GDCTTT về mặt truyền thụ và lĩnh hội tri thức. Con người không thể có tri thức sâu sắc, có trình độ tư duy khoa học, càng không thể có niềm tin khoa học nếu không nắm được các sự kiện, bản chất các sự kiện. Không có hiểu biết về các sự kiện thì những tri thức về lý luận chỉ là những tri thức chung chung, trừu tượng. GDCTTT mang đến cho đối tượng tri thức về các sự kiện tạo cơ sở xây dựng niềm tin vào sự đúng đắn của những quan điểm đang được tuyên truyền, phổ biến.
Việc hiểu biết các sự kiện là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất của tiêu chí về sự lĩnh hội tri thức. Hiểu biết về những trừu tượng khoa học, những khái niệm, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, của đời sống chính trị - xã hội cũng là một yếu tố quan trọng của tiêu chí này. Cho nên, sẽ không đánh giá đầy đủ chất lượng GDCTTT nếu không làm sáng tỏ được hệ thống kiến thức dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật.
Sự kiện và phạm trù, quy luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hiểu sự kiện mà không nắm được quy luật và ngược lại hiểu quy luật nhưng không nắm được những sự kiện tương ứng thì không mang lại tri thức với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Tri thức toàn diện chỉ có thể nảy sinh từ sự kết hợp sự hiểu biết về sự kiện và phạm trù, quy luật. Con người chỉ có thể hiểu biết sâu sắc các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội khi gắn nó với lý luận Mác - Lênin, tức là có khả
năng giải thích các sự kiện theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Vì vậy, GDCTTT phải biết kết hợp thông tin đa dạng, có định hướng các sự kiện một cách có chọn lọc liên quan đến các quan điểm chính trị đang được phổ biến với giáo dục có hệ thống lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm tư tưởng trong đường lối, cương lĩnh của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đồng thời phải hướng dẫn đối tượng biết đánh giá các sự kiện theo quan điểm của Đảng, biết dự đoán xu hướng tiến triển của các sự kiện phức tạp đang diễn ra. Mặt khác, toàn bộ những tri thức mà GDCTTT truyền thụ tới đối tượng phải là tri thức được hệ thống hóa bởi vì xã hội là một thể thống nhất biện chứng nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp.
Biểu hiện cao nhất của tiêu chí về sự lĩnh hội tri thức là việc nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để đánh giá, phân tích các sự vật, hiện tượng và quá (luật kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra trong đời sống xã hội.
Hai là, độ vững chắc của niềm tin cộng sản. Đó là một tiêu chí
giữ vai trò chủ đạo của chất lượng GDCTTT . Sự hình thành niềm tin cộng sản luôn luôn là nhiệm vụ trung tâm của GDCTTT.
Niềm tin là một phẩm chất quan trọng, chứa đựng cả yếu tố chính trị và yếu tố đạo đức của con người. Niềm tin gắn với lý tưởng, với thế giới quan, nhân sinh quan của cá nhân. Nó là một hiện tượng tinh thần có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý như
sự ham mê, mong muốn, ý chí, khát vọng... Niềm tin quy định thái độ của con người đối với thế giới khách quan, đối với người khác và đối với bản thân. Niềm tin là sự thống nhất hữu cơ của kết quả nhận thức hiện thực khách quan và thái độ đối với hiện thực, là sự cô đọng những hiểu biết của con người về các hiện tượng, sự đánh giá chủ quan đối với những hiện tượng Đó, sự tin tưởng của cá nhân vào sự đúng đắn của thế giới quan, nhân sinh quan, hệ tư tưởng chính trị của Đảng. Tính lạc quan, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính mục đích của các quan điểm, tinh thần sẵn sàng bảo vệ những quan điểm ấy là những nét đặc trưng nhất của niềm tin. Người có niềm tin sẽ có khả năng tự định hướng trong cuộc sống, không dao động trước những bước ngoặt của lịch sử, có ý chí vươn lên phía trước, có quyết tâm thực hiện mục đích đã xác định, có quan điểm sống tích cực, ý thức cao về trách nhiệm xã hội, biết sống và làm việc để đem lại lợi ích nhiều nhất cho bản thân, tập thể và xã hội. Trong đời sống và hoạt động của CB, CS ta, niềm tin có vai trò rất lớn CB, CS có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng thì mới xây dựng được cho mình lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, mới huy động được tối đa trí tuệ, sức lực của bản thân để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, hoàn thành thắng lợi bất cứ nhiệm vụ nào, góp phần thực hiện thành công mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khẳng định vai trò to lớn của niềm tin đối với những người cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, V.I. Lênin viết: "Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa,
sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy" [31, 147].
Việc đánh giá niềm tin cộng sản của CB, CS ta cần căn cứ vào những dấu hiệu sau:
- Mức độ tin tưởng vào tính đúng đắn, tính cách mạng và khoa học của CNM-LN, TTHCM, vào khả năng thắng lợi của con đường đi lên CNXH.
- Sự đánh giá của cá nhân về tính đúng đắn của kiến thức thu được; khả năng nhận thức và định hướng đúng trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị quốc tế và trong nước .
- Sự mong muốn tham gia vào hoạt động chính trị - thực tiễn; khả năng huy động toàn bộ sức lực, trí tuệ, tinh thần của mình vào thực hiện nghĩa vụ quan nhân và những nhiệm vụ, chức trách cụ thể.
- Sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm, giữa quan điểm chính trị với hành vi chính trị - thực tiễn.
- Ý chí vững vàng trong cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và các quan điểm phản động, phản khoa học; quyết tâm làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn "DBHB" của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta.
- “Tính nhạy bén chính trị cần thiết để giải quyết một cách chính xác và mau lẹ những vấn đề chính trị phức tạp" [27, 66] đúng với
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ba là, độ vững vàng của bản lĩnh chính trị. Đây là một tiêu chí
quan trọng có ý nghĩa quyết định trong đánh giá chất lượng GDCTTT. Bản lĩnh chính trị là biểu hiện của phẩm chất chính trị tinh thần, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội.
Bản lĩnh chính trị là tổng hợp những phẩm chất chính trị của mỗi người hay một cộng đồng người đã phát triển đến mức chủ thể có thể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo đúng đắn, hành vi chính trị của mình trước những chuyển biến, những tình huống phức tạp về chính trị và không dao động, thay đổi trước bất kỳ tác động bất lợi nào từ bên ngoài.
Bản lĩnh chính trị của CB, CS quân đội là yếu tố chủ đạo trong mỗi quân nhân, trong mỗi tập thể quân nhân phản ánh trình độ giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc của họ. Đó là tổng hợp những nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và hành vi chính trị của CB, CS đã phát triển đã tới trình độ tự giác cao, khả năng làm chủ về chính trị của họ, thể hiện tập trung ở lập trường quan điểm kiên định vững vàng, nhạy cảm trước những biến động chính trị - xã hội, ở tính nhạy bén chính trị cần thiết để giải quyết chính xác và mau lẹ những vấn đề chính trị thực tiễn, đúng với quy luật khách quan, định hướng chính trị của Đảng và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.
Bản lĩnh chính trị của CB, CS được biểu hiện ra ở nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và hành vi chính trị.
- Nhận thức chính trị của con người luôn có sự tách biệt tương đối ở hai cấp độ, cấp độ nhận thức chính trị - thực tiễn thông thường và nhận thức ở cấp độ lý luận chính trị nên việc nghiên cứu nó phải bao gồm cả những nội dung phản ánh trực tiếp những vấn đề chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày, trong huấn luyện, công tác, sẵn sàng chiến đấu, trong giao tiếp với việc tìm hiểu trình độ nhận thức lý luận chính trị, nắm kiến thức khoa học CNM-LN, TTHCM, đường lối chính sách của Đảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Tình cảm chính trị của CB, CS là hệ thống những rung động nảy sinh trên cơ sở thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu chính trị của họ; đó là những rung cảm chính trị, cảm xúc chính trị, tập trung ở những thái độ đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, đối với nhiệm vụ chính trị quân sự và các nhiệm vụ khác. Những tình cảm chính trị mạnh mẽ thúc đẩy phát triển nhận thức chính trị và hành vi chính trị.
- Hành vi chính trị của CB, CS là tất cả những cử chỉ, lời nói, thái độ hành động của họ trong giải quyết các mối quan hệ chính trị - xã hội thường xuyên và nhất là trước các sự kiện đột biến, những bước ngoặt, những thời cơ và nguy cơ trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước, của quân đội và đơn vị.
Nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và hành vi chính trị có quan hệ biện chứng quy định lẫn nhau. Nội dung, tính chất, trình độ của hành vi chính trị bao giờ cũng thống nhất biện chứng với nội
dung, tính chất, trình độ của nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và ngược lại.
Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động thực tiễn.
Khi đánh giá chất lượng GDCTTT trong quân đội không chỉ xem xét về nhận thức, tư tưởng chính trị mà quan trọng hơn là xem xét sự biểu hiện qua kết quả hoạt động thực tiễn của CB, CS. Bởi vì, chỉ thông qua hoạt động, cọ xát với những khó khăn, trong quá trình thực hiện những công việc xã hội thì niềm tin, thế giới quan, bản lĩnh chính trị của con người mới được đánh giá một cách đầy đủ, chính xác. Trong tác phẩm "Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy", V.I. Lê nin đã chỉ ra cơ sở phương pháp luận để đánh giá chất lượng công tác tư tưởng nói chung và chất lượng của GDCTTT nói riêng bằng luận điểm nổi tiếng sau: "Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những "tư tưởng và tình cảm" thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy và một khi vấn đề chỉ là "tư tưởng và tình cảm" xã hội thì cần phải nói thêm: những hoạt động xã hội của cá nhân, tức là những sự kiện xã hội [35, 531].
Cho nên, chất lượng GDCTTT trong quân đội bề mặt kết quả hoạt động thực tiễn của CB, CS - đối tượng giáo dục, được xác định bởi những tiêu chí cơ bản sau:
- Trạng thái sẵn sàng chiến đấu của từng quân nhân và tập thể quân nhân. Đó là một tiêu điểm quy tụ tổng hợp những yếu tố tinh thần, đạo đức, sự tôi luyện về mặt tư tưởng, trình độ vững vàng về
mặt lập trường giai cấp, tính tự giác, trình độ huấn luyện về kỷ luật, trình độ thành thạo kỹ, chiến thuật, nghệ thuật của đội ngũ cán bộ chỉ huy và nhiều yếu tố khác. GDCTTT như là chất kết dính, tạo nên sức mạnh tổng hợp của các yếu tố, bảo đảm cho CB, CS luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng cao nhất, có lệnh là lên đường được ngay và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Vì vậy, thông qua trạng thái sẵn sàng chiến đấu để đánh giá chất lượng GDCTTT trong quân đội được xác định là một tiêu chí cơ bản phản ánh tính chất đặc thù của hoạt động quân sự.
- Tính tích cực chính trị - xã hội của bộ đội. Đó là những biểu hiện của sự hoạt động của cá nhân với niềm tin khát vọng muốn phục vụ lợi ích của xã hội, của Tổ quốc và nhân dân. Tính tích cực chính trị - xã hội bao gồm những thành phần: các nhu cầu, lợi ích, những định hướng giá trị, tình cảm, tư tưởng, niềm tin của con người. Hoạt động của cá nhân được coi là tích cực, nếu nó là nhu cầu bên trong của cá nhân, hướng tới bộc lộ những khả năng sáng tạo của mình với tính tự giác cao và với động cơ trong sáng.
Tính tích cực chính trị - xã hội của CB, CS ta được biểu hiện ra qua mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của từng người; mức