Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến chất lượng GDCTTT trong quân độ

Một phần của tài liệu LUẬN văn đề tài CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG TRONG QUÂN đội TRƯỚC yêu cầu của CUỘC đấu TRANH tư TƯỞNG ở nước TA HIỆN NAY (Trang 37 - 71)

chất lượng GDCTTT trong quân đội

Chất lượng GDCTTT trong quân đội chịu tác động bởi một hệ thống tổng hợp các nhân tố. Nhưng có thể khái quát thành các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

* Các nhân tố khách quan tác động đến chất lượng GDCTTT trong quân đội

Có thể khái quát những nhân tố khách quan cơ bản sau đây tác động trực tiếp tới chất lượng GDCTTT trong quân đội:

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tạo ra những biến đổi bất ngờ, có sức đột phá mãnh liệt, tác động trên mọi lĩnh vực đời sống của thế giới ngày nay.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay vẫn đang tiếp diễn theo các phương hướng chủ yếu gia tăng mạnh mẽ các lĩnh vực điện tử và tin học, tự động hóa, chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay có những điểm mới. Nét bao trùm là nó tạo ra một nền văn minh mới - văn minh trí tuệ. Ngày nay khi đánh giá sự giàu có của một quốc gia về tài nguyên, ngoài tài nguyên thiên nhiên, người ta phải tính đến tài nguyên trí tuệ con người. Người ta có thể chế tạo ra những vật liệu mới vốn không có trong thiên nhiên, có thể sử dụng loại tài nguyên tái tạo được nên không bị cạn kiệt tài nguyên, không tốn năng lượng, không gây ô nhiễm, tiết kiệm được nguyên liệu. Loài người ngày nay có khả năng hoạt động sâu vào lòng đất và đi sâu vào vũ trụ. Tốc độ phát triển khoa học công nghệ rất nhanh: về vật lý cứ ba phút phát hiện một cơ cấu vật chất; về hóa học cứ một phút tìm

được một công thức phản ứng; về y học cách một phút có một phát hiện mới...

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động đến tình hình thế giới trên nhiều mặt, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội, đưa đến những biến đổi sâu rộng trên quy mô toàn thế giới, kể cả trong lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội.

Chí ít có thể đề cập tới các khía cạnh như những nhận thức mới về thế giới quan; những biến đổi về văn hóa, lối sống; những biến đổi trong tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực; những thay đổi trong phương thức đấu tranh chính trị - tư tưởng...

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có tác động to lớn đến chất lượng GDCTTT theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là chủ thể GDCTTT phải biết triệt để tận dụng mặt tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học công nghệ hiện dại đối với chất lượng GDCTTT .

+ Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã tạo ra sự biến đổi lớn, căn bản trong cục diện thế giới, trong so sánh lực lượng tạm thời có lợi cho CNĐQ, bất lợi cho các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã tác động lớn tới phong trào XHCN, phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển, phong trào giải phóng dân tộc.

Đối với phong trào XHCN, sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô dã tác động tiêu cực về tư tưởng, lý luận chính trị, kinh tế, làm suy yếu một bước CNXH thế giới. Do tác động của sự sụp đổ đó một bộ phận những người cộng sản và nhân dân ở các nước XHCN đã giảm sút niềm tin cộng sản; bọn cơ hội ra sức xuyên tạc và chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa ly khai trỗi dậy ở một số nước. Các lực lượng chống cộng, chống CNXH, các thế lực đế quốc đã tìm mọi cách để xóa bỏ các nước XHCN còn lại: chủ yếu bằng chiến lược "DBHB".

Đối với phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển, sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm giảm sút niềm tin cộng sản trong một bộ phận những người cộng sản và nhân dân. Các thế lực chống cộng, chống CNXH lợi dụng sự sụp đổ đó để xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản; giai cấp tư sản tìm mọi cách lái chệch hướng cuộc đấu tranh của phong trào công nhân ở các nước tư bản.

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm suy yếu nghiêm trọng phong trào giải phóng dân tộc về mọi mặt, các thế lực đế quốc nhân cơ hội này đã ra sức chống phá phong trào giải phóng dân tộc về kinh tế, chính trị, tư tưởng... tìm cách

ngăn chặn các nước phát triển theo định hướng XHCN, mưu toan dập tắt phong trào giải phóng dân tộc.

Nhìn chung, những năm, qua tiến trình cách mạng thế giới bị chững lại có bộ phận thụt lùi, thậm chí thoái trào.

Mỹ và các thế lực đế quốc đã tích cực khai thác "cơ hội ngàn vàng" Đó ra sức thực thi chiến lược "DBHB" và những biện pháp khác, nhằm xóa bỏ CNXH trước năm 2000, lái chệch hướng phong trào công nhân ở các nước tư bản; dập tắt phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, xác lập trật tự thế giới mới do Mỹ thống trị. Cũng không loại trừ việc chúng sử dụng biện pháp vũ trang xâm lược khi chúng cho là cần thiết và điều kiện cho phép. Tổng thống Mỹ Bin C1inton đã công khai tuyên bố: "Chúng ta là sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới, chúng ta có lợi ích toàn cầu và trách nhiệm toàn cầu [13, 19]. "Trước hết và trên hết là chúng ta phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn cầu [13, 40]. "Chiến tranh lạnh có thể chấm dứt, nhưng nhu cầu cần sự lãnh đạo của Mỹ ở nước ngoài vẫn mạnh hơn bao giờ hết" [13, 20]. Các cuộc tiến công trắng trợn của Mỹ và NATO vào Liên bang Nam Tư và của Mỹ vào Irắc đã bộc lộ rõ tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ, chứng minh hùng hồn bản chất hiếu chiến, xâm lược của CNĐQ không bao giờ thay đổi.

Tuy nhiên, mặc dù Mỹ có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự, mưu đồ rất thâm độc nham hiểm, nhưng khó khăn trong nội bộ cũng không ít, lại bị các lực lượng cách mạng, tiến bộ phản đối, lên án, nên không phải muốn làm mưa làm gió thế nào cũng được.

Thực tiễn đã cho thấy, mặc dù sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô đã tác động lớn tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, song phong trào cách mạng đã có biểu hiện khôi phục. Phản ánh xu thế tất yếu của nhân loại, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta đã chỉ rõ: "CNXH hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách... song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử" [12, 8].

+ Nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN với một nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới mà đặc điểm nổi bật là sự đan xen rất phức tạp giữa thời cơ và nguy cơ.

Điểm khác biệt cơ bản nhất so với trước đây là đất nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới: "thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc [67, 3].

Những thành tựu của 10 năm đổi mới, đặc biệt là kết quả thực hiện vượt mức những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, tạo ra thế và lực mới của

cách mạng Việt Nam. Những tiến bộ lớn ấy đưa nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới : thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Song chặng đường phía trước còn phải vượt qua nhiều thách thức và khó khăn gay gắt. Đó là bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng tháng 1 - 1994 đã chỉ ra và Đại hội VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN; nguy cơ tham nhũng, quan liêu; nguy cơ "DBHB". Mỗi nguy cơ biểu hiện ở những mức độ khác nhau; có nguy cơ dễ thấy, có nguy cơ khó thấy. Song cả bốn nguy cơ đều tồn tại và đều là những thách thức lớn.

Tình hình kinh tế xã hội của nước ta, bên cạnh những thành tựu, còn một số mặt phát triển chưa vững chắc, nhất là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ của khu vực châu Á, Đông Nam Á làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể. Nền kinh tế đã khởi sắc nhưng còn nhiều mặt yếu kém, hiệu quả chưa cao và sức cạnh tranh còn yếu; kinh tế thị trường đang ở trình độ sơ khai, vừa chưa phát triển đồng bộ, vừa thiếu trật tự, kỷ cương; đất nước chưa ra khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập thấp trên thế giới; cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, đặc biệt là kết cấu hạ tầng và trình độ công nghệ lạc hậu, v.v... trong khi đó lại phải hội nhập đua tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực và trên thế giới .

Sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng tất yếu trong bối cảnh quốc tế ngày nay. Không có một quốc gia nào có thể

đứng bên ngoài lề cuộc chạy đua kinh tế trong môi trường cạnh tranh quyết liệt toàn cầu. Khoảng cách tụt hậu về kinh tế và công nghệ của nước ta so với nhiều nước, trước hết là so với những nước xung quanh, sẽ thu hẹp dần hay mở rộng thêm là một thách thức hết sức quyết liệt, vì đất nước ta nhập cuộc đua tranh này từ điểm xuất phát rất thấp lại bị níu kẻo bởi những mặt yếu kém tồn tại dai dẳng. Thách thức đó càng gay gắt khi nước ta trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (OPEC), tham gia tiến trình hình thành khối mậu dịch tự do khu vực (AFTA).

Sự ổn định về chính trị của đất nước được giữ vững và tăng cường, song những nhân tố gây mất ổn định còn tiềm ẩn. Hoạt động của các phần tử chống đối với những thủ đoạn tinh vi hơn, có sự liên kết ở trong nước và với các thế lực thù địch ở nước ngoài. Gần đây, từ những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân xung quanh các vấn đề đất đai, đấu tranh chống tham nhũng, quan hệ giữa chủ và thợ... có khi chỉ từ một sự kiện, một sai sót cụ thể trong chỉ đạo, ở một số nơi đã xảy ra các vụ phản ứng tập thể mang tính tự phát, việc xử lý thường bị động và khá phức tạp. Những vụ việc đó nếu không được phát hiện kịp thời, ngăn ngừa và xử lý tốt sẽ tạo cơ sở cho bọn xấu, các thế lực thù địch lợi dụng kích động quần chúng gây hại cho an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề gay gắt: số người không có và thiếu việc làm còn đông; tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều; cả nước còn gần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.800 xã nghèo; nhịp độ tăng dân số còn cao; chất lượng giáo dục, y tế còn thấp; tinh hoa văn hóa dân tộc và hoạt động văn hóa lành mạnh chưa áp đảo được văn hóa độc hại, lạc hậu; nhiều tệ nạn xã hội tiếp diễn nghiêm trọng.

Tình trạng quan liêu, tham nhũng sa sút về phẩm chất đạo đức cùng với sự bất cập về năng lực của một bộ phận công chức, sự lỏng lẻo về kỷ luật trong bộ máy Nhà nước và trong khu vực kinh tế nhà nước đang là trở lực lớn đối với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Điều đáng lưu ý là tham nhũng, quan liêu làm tha hóa một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Nhà nước và chế độ, làm cho các chủ trương, chính sách bị thi hành sai lệch, dẫn đến chệch hướng. Khi lòng tin của nhân dân bị suy giảm nghiêm trọng thì đó sẽ là tiền đề của sự bất ổn về mặt xã hội, là điều kiện tốt cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “DBHB" dẫn đến mất ổn định chính trị.

Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu thì mặt trái của nó cũng là môi trường cho sự nảy sinh những hiện tượng không lành mạnh về tư tưởng, đạo đức, lối sống. So với những năm trước đây, các hiện tượng tiêu cực hiện nay có chiều hướng cực đoan hơn và có sức phá hoại lớn hơn các giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là những biểu hiện coi đồng tiền là giá trị cao nhất; chỉ coi trọng lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần; nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích

cơ bản lâu dài; nặng cái tiếng, nhẹ cái chung; nặng cá nhân, nhẹ tập thể cộng đồng; nặng về lợi ích hiển hiện trông thấy, nhẹ về lý tưởng tương lai. Đáng lo ngại là "trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn" [59, 3]. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra quá nhanh với không ít trường hợp làm giàu trái pháp luật, sự chênh lệch về thu nhập giữa một số cán bộ với nhiều cán bộ khác, những biến động về cơ cấu các giai tầng trong xã hội và về các chuẩn mực giá trị của cuộc sống cũng tạo ra những diễn biến mới về tâm lý, tư tưởng có phần phức tạp, gay gắt hơn.

CNĐQ và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “DBHB" đối với nước ta bằng hình thức mới, kỹ thuật hiện đại, rất tinh vi và thâm độc mưu toan làm suy yếu ta từ bên trong để dần dần "chuyển hóa" chế độ hoặc gây bạo loạn lật đổ. Kẻ thù tìm cách tiêm nhiễm những tư tưởng độc hại như: chủ nghĩa tự do cá nhân, lối sống thực dụng, tôn sùng đồng tiền... vào nước ta thông qua nhiều con đường trong đó có giao lưu kinh tế, văn hóa hòng từng bước gặm nhấm tư tưởng XHCN, tiến tới làm thay đổi tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, khiến họ đi tới chỗ không chấp nhận CNXH, không chấp nhận Đảng Cộng sản.

Đối tượng của hoạt động "DBHB" không chỉ nhằm vào thế hệ trẻ, một bộ phận quần chúng bình thường mà còn chủ yếu nhằm vào các

cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền. Trong lộ trình" chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược "chi phối đầu tư", "ngoại giao thân thiện" và "chuyển hóa nội bộ", kẻ thù đã có cả một kế hoạch tác động để làm biến chất những cán bộ chủ chốt, các chuyên gia, những trợ lý tham mưu cho lãnh đạo, những người nắm giữ các cơ quan quyền lực nhà nước...

Do đó nếu không cảnh giác, chúng ta sẽ mắc vào âm mưu "ĐBHB" và tự đi chệch hướng XHCN ngay trong xây dựng chính

Một phần của tài liệu LUẬN văn đề tài CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG TRONG QUÂN đội TRƯỚC yêu cầu của CUỘC đấu TRANH tư TƯỞNG ở nước TA HIỆN NAY (Trang 37 - 71)