Đặc trưng cơ bản của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta biện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn đề tài CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG TRONG QUÂN đội TRƯỚC yêu cầu của CUỘC đấu TRANH tư TƯỞNG ở nước TA HIỆN NAY (Trang 71 - 85)

biện nay

Một là, cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay là đấu tranh giữa hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống XHCN với hệ tư tưởng, đạo

đức, lối sống tư sản và phi XHCN khác; đấu tranh giữa hai con đường, hai định hướng phát triển xã hội:XHCN và TBCN.

Trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng, V.I. Lênin đã khẳng định: "Vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng XHCN. Không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng "thứ ba nào cả…). Vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng XHCN, mọi sự xa rời hệ tư tưởng XHCN đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản" [33, 49-50]. Những chỉ dẫn của Lênin giúp chúng ta nhìn nhận theo quan điểm giai cấp, tính chất của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ, nắm vững phương pháp luận cách mạng và khoa học trong cuộc đấu tranh cải tạo, xóa bỏ hệ tư tưởng tư sản, hình thành, phát triển hệ tư tưởng XHCN.

Biện chứng của quá trình đấu tranh loại bỏ tư tưởng cũ, xây dựng tư tưởng mới XHCN là ở chỗ hai mặt đó kết hợp chặt chẽ với nhau, xây phải kết hợp với chống, không thể chỉ xây mà không chống, hoặc chỉ chống mà không xây, xây để chống và chống để xây, lấy xây làm chính.

Trong lịch sử Đảng ta, Đảng luôn luôn đặt ra phương hướng đấu tranh cải tạo tư tưởng đi đối với phương hướng xây dựng lư tưởng trong mỗi thời kỳ cách mạng. Phương hướng xây và chống đó thường nêu những biểu hiện tư tưởng cụ thể hiện đang tồn tại phổ biến hoặc được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp tới. Đối với một đảng ra đời và phát triển trong một môi trường xã hội

như nước ta Đảng ta phải luôn luôn phê phán mọi biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản, và tư sản, phê phán các tàn dư của tư tưởng phong kiến. Đảng ta thường phải đấu tranh chống cả hai xu hướng: hữu và tả; thường đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống các biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản, đồng thời không cơi nhẹ chút nào việc đấu tranh phê phán tư tưởng tư sản và phong kiến. Thực tiễn 70 năm xây dựng Đảng chứng tỏ rằng, tuy cần phải đề phòng sự quy chụp đơn giản, gây căng thẳng nội bộ không cần thiết, nhưng về cơ bản việc xác định phương hướng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng là một kinh nghiệm hay trong công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng bởi vì nó huy động được toàn bộ sức mạnh chính trị tư tưởng của toàn Đảng bảo đảm giành thắng lợi trên mặt trận chính trị, tư tưởng.

Bối cảnh phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc hiện nay đòi hỏi chúng ta phải xác định rõ phương hướng xây và chống trên mặt trận tư tưởng. Để xác định một cách chính xác, trước hết về mặt nhận thức cần thống nhất rằng: "Nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp hiện nay ở nước ta là đấu tranh giữa hai định hướng phát triển xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung đó cũng trùng hợp với nội dung cuộc đấu tranh của dân tộc ta chống lại âm mưu và thủ đoạn "DBHB” của kẻ thù” [66, 52- 53]. Vậy thì trong khi xây dựng hệ tư tưởng CNM-LN, TTHCM, chúng ta phải chống hệ tư tưởng nào? Căn cứ vào thực trạng một vài xu hướng tư tưởng đang có ở nước ta, âm mưu thủ đoạn "DBHB" của các thế lực thù địch chống phá ta trên lĩnh vực chính

trị tư tưởng, dự báo những xu hướng phát triển trong tương lai, chúng ta cần và có thể đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống tư tưởng tư sản. Đó chính là thế lực tư tưởng chủ yếu phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta và xã hội ta. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống tư tưởng tư sản, chúng ta không coi nhẹ việc đấu tranh phê phán các biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản, các biểu hiện tàn dư của tư tưởng phong kiến gia trưởng vẫn tồn tại dai dẳng trong Đảng ta và xã hội ta.

Đây là đặc điểm chủ yếu, xuyên suốt cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay; đồng thời đó cũng là điểm khác biệt cơ bản của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta so với trước đây.

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta, có lẽ chưa bao giờ CNĐQ và các thế lực thù địch lại điên cuồng chống phá hệ tư tưởng XHCN của chúng ta như bây giờ. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định: mặt trận chính trị tư tưởng hiện nay trở thành mặt trận chủ yếu của đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở nước ta, quyết định vận mệnh của đất nước và chế độ" [66, 47].

Tận dụng cơ hội sụp đổ của CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô kẻ thù tiến công trực diện vào toàn bộ học thuyết Mác - Lênin, từ triết học, kinh tế chính trị học đến CNXH khoa học, v.v... Chúng bác bỏ toàn bộ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin; chúng lấy biến động nhất thời để phủ định chân lý khách quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy mối quan hệ giữa mô hình và học thuyết để phủ định học thuyết. Chúng rêu rao rằng học thuyết Mác - Lênin đã

lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại hiện nay nên tất cả các Đảng nào, các cuộc cách mạng nào đi theo học thuyết đó nhất định sẽ thất bại. Từ đó chúng gieo rắc luận điệu Việt Nam lựa chọn con đường XHCN là sai lầm, dù có đổi mới cũng không thoát khỏi sụp đổ và trước sau phải đi theo quỹ đạo của CNTB.

Một hướng phá hoại tư tưởng rất thâm độc của kẻ thù là làm biến chất dần dần hệ tư tưởng XHCN trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ khoa học. Chúng lợi dụng việc mở cửa để ngấm ngầm truyền bá, du nhập nhiều loại học thuyết phi mác xít để "pha loãng", làm "đổi màu dần dần hệ tư tưởng XHCN. J.Watt, cựu Bộ trưởng hải quân Mỹ, cựu sĩ quan Mỹ tham chiến ở Việt Nam nói: "Gần như hầu hết các người nắm quyền ngày nay từ mọi cấp, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam với cuộc chiến kéo dài 30 năm, họ chưa bao giờ có dịp tận mắt sự thay đổi của thế giới bên ngoài. Vậy không có gì tốt hơn là nên để cho chính họ được quan sát, để rồi tự nêu ra một giải pháp cho quê hương đất nước họ" [63, 5].

Bề ngoài, đó là hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi khoa học, hợp tác nghiên cứu và giúp đỡ đào tạo cán bộ, nhưng ẩn giấu bên trong là mưu đồ thâm độc truyền bá các quan điểm tư sản. Họ hy vọng những cán bộ của ta đầu tiên là ngưỡng mộ những thành tựu, những cái mới về khoa học, văn hóa của phương Tây, nhưng đến một lúc nào đó, dần dần từng bước phai nhạt tư tưởng XHCN, nghi ngờ ngay cả nhận thức của mình, thậm chí giễu cợt các nguyên lý lý

luận Mác - Lê nin. Thực tế đã không ít người sa vào cạm bẫy tinh vi của kẻ thù.

Các trung tâm chống cộng phương Tây còn sử dụng phương thức, “mượn tay” những người đi dự hội nghị hội thảo, đi học và hợp tác lao động hoặc lao động tự do ở các nước châu Âu để du nhập các tư tưởng xã hội - dân chủ vào Việt Nam. Mục đích kẻ thù sử dụng con bài xã hội - dân chủ là làm rạn nứt tư tưởng Đảng ta từ bên trong, nuôi ảo vọng chuyển hóa dần Đảng ta từ một đảng mác xít - lêninnít chân chính thành một đảng xã hội - dân chủ kiểu phương Đông. Trào lưu xã hội - dân chủ là một trào lưu quốc tế thuộc hệ tư tưởng tư sản chẳng giống như con kỳ nhông nó lại biết thay đổi màu sắc, thích ứng với từng hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia. Cái cốt lõi giống nhau cho mọi trào lưu xã hội dân chủ là tuy vẫn mệnh danh giương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân, ngọn cờ XHCN, nhưng lại không động chạm đến nền tảng cơ bản tạo nên sự thống trị của tư bản: giữ nguyên và ca ngợi chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất; bác bỏ, du kích nền chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân, sùng bái nền đại nghị tư sản. chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân cực đoan tư sản, đả kích nguyên tắc tổ chức và cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tính chất nguy hiểm của hướng chống phá này của kẻ thù là ở chỗ có một số cán bộ đảng viên vốn không có tư tưởng đối lập với quan điểm, đường lối của Đảng. song họ có thể bị CNXH - dân chủ lung lạc tiêm nhiễm vàn đầu óc những yếu tố phi mác xít, và đến mức

nào đó, tư tưởng và hành vi của họ sẽ không còn là cộng sản nữa mà là xã hội - dân chủ. Đáng tiếc là ở ta hiện nay, có một số người trên các vấn đề phân biệt hai chế độ xã hội, thái độ đối với kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã và kinh tế tư bản tư nhân mà thực chất là thái độ đối với chế độ tư hữu và công hữu; trên vấn đề dân chủ và chuyên chính, nhân quyền và tự do cá nhân, nguyên tắc và cơ chế tổ chức của Đảng... cũng nhiễm phải quan điểm mang màu sắc xã hội - dân chủ với mức độ khác nhau.

Một hướng tấn công nữa của kẻ thù là xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta, làm cho mọi người lầm tưởng rằng càng đổi mới càng giống mô hình CNTB. Chúng xuyên tạc rằng hiện nay chúng ta đã ngả sang con đường TBCN rồi, Đảng ta "đỏ vỏ, xanh lòng", nói kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là "đầu Ngô, mình Sở", "miệng nói kiên trì CNM-LN, TTHCM để đổi mới đất nước theo định hướng XHCN nhưng thực ra là đang phát triển CNTB". Chúng gieo rắc cho những người còn hoài nghi sự định hướng XHCN, quan niệm sai lầm, máy móc cứng nhắc về tính không thể dung hòa giữa cơ sở kinh tế là nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường với kiến trúc thượng tầng là hệ thống chính trị XHCN dưới sự lãnh đạo của một đảng và dường như hệ thống chính trị ấy đang là nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế (!). Chúng còn kích động quần chúng đòi Đảng phải "trả" lại quyền lực cho nhân dân, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Ở nước ta đã xuất hiện những quan điểm sai trái ở một số người, trong đó có một số đảng viên bài bác chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng, cho rằng “giữ vai trò độc tôn của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ"; phủ nhận định hướng XHCN ở nước ta, cho rằng định hướng XHCN "là thất bại, là ngõ cụt", "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, giữa hai cái phải chọn lấy một", "không thể bắt cá hai tay" bài bác vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, coi kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ lực của nền kinh tế thị trườngr'; phủ nhận sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, cho rằng sự lãnh đạo của Đảng hiện nay là "Đảng trị" là nguồn gốc của sự lạm quyền, tham nhũng"... phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, cho rằng nguyên tắc ấy thì "nhiều lắm dân chủ chỉ trở thành đồ rởm", "chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực”… [23, l-2].

Đồng thời các thế lực thù địch còn tìm mọi cách, thông qua nhiều hình thức, nhiều con đường để truyền bá lối sống phương Tây vào nước ta. Chúng chủ yếu nhằm vào đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và con em các cán bộ ở thành thị. Sự sùng bái đồng tiền trong cơ chế thị trường là bạn đồng hành với sự sùng bái lối sống tự do kiểu tư sản chủ nghĩa tự do cá nhân cực đoan - bất chấp pháp luật, kỷ cương, phi chính trị, xa rời truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc. Lối sống ấy không chỉ trực tiếp gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, mà còn tạo nên trong nhân dân lao động, nhất là những người đã có quá trình cống hiến, hy sinh cho

cách mạng, tâm trạng bực dọc, bất bình và lo lắng cho tương lai dân tộc và cách mạng. Tình trạng một bộ phận thanh thiếu niên đô thị chểnh mảng học hành và công tác đoàn thể, đua nhau chạy theo lối sống thực dụng, hiện sinh là rất đáng báo động xét về phương diện sức sống của một dân tộc. Cũng từ đây, rất nhiều xung đột đã diễn ra trong các gia đình, gây nên những bi kịch ngay trong các tế bào của xã hội. Đáng lưu ý là thủ đoạn của kẻ thù thường được che đậy lồng ghép trong các chương trình dạy văn hóa, thẩm mỹ, trong các văn hóa phẩm, nhất là phim ảnh, băng hình sách báo ra sức lôi kéo thanh niên, thiếu niên vào con đường nghiện hút ma túy, trụy lạc, sa đọa. Chính vì vậy, việc quản lý, xử lý khá phức tạp.

Như vậy, sự tác động tư tưởng của phương Tây nhằm phá hoại tư tưởng XHCN ở nước ta là hết sức đa dạng, tinh vi phức tạp. Về cấp độ, có nhiều tầng: tầng cho quảng đại quần chúng; tầng cho bộ phận có trình độ học vấn cao; tầng cho cán bộ đương chức, đương quyền. Về tính chất, có nhiều loại: loại tiến công trực diện vào những vấn đề cốt tử; loại những vấn đề có tính nguyên tắc của chế độ ta; loại là để bổ sung, để tham khảo; loại chỉ để giới thiệu, người nghe có thể tin theo hoặc không. Về hình thức cũng có sự phân biệt theo đối tượng: với đối tượng này thì công khai nói thẳng các vấn đề chính trị, hệ tư tưởng; với đối tượng khác thì gắn kết các nội dung ấy với các vấn đề khoa học, văn hóa, kinh tế, với một số người lại bắt đầu từ dùng tiền tài, vật chất để lung lạc, dụ dỗ, mua chuộc... Về bước di, có việc chúng tiến hành tập trung ồ ạt, thành từng đợt (thường

vào dịp kỷ niệm các sự kiện lớn, các đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân...), nhưng nhiều nội dung chúng áp dụng chiến thuật "mưa dầm thấm lâu. theo phương châm mà Gơ-ben đã nêu là: điều phi lý nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần thành ra điều hợp lý.

Hai là, cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay vẫn là đấu tranh giữa cách mạng và phản động, cái mới và cái cũ, tiến bộ và lạc hậu, tích cực và tiêu cực, cái đúng và cái sai, đổi mới và bảo thủ nhưng nó diễn ra dưới những sắc thái mới.

Điểm nổi bật trước hết của sắc thái cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay là sự tiến công của các thế lực chống CNXH trực diện vào hệ tư tưởng, xóa bỏ toàn bộ học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng và nhân dân ta.

Như chúng ta đã biết, ngay từ khi mới ra đời chủ nghĩa Mác đã bị các thế lực thù địch trực tiếp bác bỏ, chúng vu cáo đó là một thứ CNXH không tưởng mới, chúng phỉ báng đó chỉ là bóng ma ám ảnh châu Âu,... Bất chấp sự nguyền rủa cay độc của kẻ thù, chủ nghĩa Mác vẫn phát triển, vẫn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình và đã trở thành hiện thực ở nhiều nước trên các châu lục Âu, Á, Mỹ La tinh với số dân trên 1 tỷ người và một tiềm lực kinh tế, quốc phòng hùng

Một phần của tài liệu LUẬN văn đề tài CHẤT LƯỢNG GIÁO dục CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG TRONG QUÂN đội TRƯỚC yêu cầu của CUỘC đấu TRANH tư TƯỞNG ở nước TA HIỆN NAY (Trang 71 - 85)