Bản chất và chức năng của BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 32)

1.1.3.1. Bản chất của BHXH

- Bản chất kinh tế của BHXH: Sự tồn tại của rủi ro đối với thu nhập của NLĐ là khó lường trước. Để bù đắp những khoản thu nhập bị mất đi khi sự cố xảy ra nếu không tham gia BHXH thì cách cơ bản nhất là phải tích luỹ cá nhân. Tuy nhiên, cách dự trữ cá nhân có nhiều hạn chế, bởi vì nếu đòi hỏi phải dự trữ lớn ngay một lúc thì sẽ rất khó khăn, hơn nữa nhiều lao động không có khả năng. Còn nếu tích luỹ dần thì khi rủi ro xảy ra sớm, mức độ thiệt hại lớn thì không đủ nguồn tài chính để bù đắp, trang trải phần thu nhập bị mất. Nhưng nếu thông qua BHXH, NLĐ chỉ cần đóng góp hàng tháng một tỷ lệ nhỏ phần trăm so với tiền lương của mình cùng với sự hỗ trợ của NSNN để tạo ra một quỹ BHXH, quỹ này là tập hợp của số đông NLĐ tham gia BHXH để bù đắp cho số ít người tham gia bị rủi ro. Khi rủi ro xảy ra bằng hình thức lấy số đông bù số ít người bị rủi ro sẽ giúp khắc phục những khó khăn trong đời sống cá nhân từng lao động do bị mất hoặc giảm thu nhập. Như vậy BHXH không phải là dịch vụ sản xuất mà nó là dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những khoản thu nhập bị mất của NLĐ khi gặp sự cố trong cuộc sống.

- Bản chất xã hội của BHXH: BHXH là lĩnh vực vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội và vừa mang tính chất dịch vụ, nhưng trong đó tính xã hội được thể hiện rõ nhất. Nhờ có BHXH khi NLĐ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết làm cho thu nhập của họ bị mất hẳn hoặc giảm sút, họ sẽ được bù đắp lại một phần hoặc tất cả từ quỹ BHXH, mà quỹ này là do số đông NLĐ đóng góp, cùng trách nhiệm của người SDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Vậy có thể thấy rằng bản chất của BHXH là sự san sẻ rủi ro giữa tập thể NLĐ. Qua đó

cũng thể hiện rõ trách nhiệm xã hội giữa chủ SDLĐ với NLĐ, của NLĐ với nhau và sự quan tâm của Nhà nước tới sự cống hiến cho lợi ích xã hội của NLĐ.

- Bản chất pháp lý của BHXH: Mối quan hệ các bên tham gia BHXH được quy định, điều chỉnh thông qua bộ luật BHXH, hoặc các văn bản BHXH dưới luật hoặc phần quy định về BHXH ở bộ luật khác, do đó nó ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi và các bên có liên quan và ở đây trách nhiệm lớn nhất của NLĐ và của người SDLĐ là đóng phí BHXH cho cơ quan BHXH, quyền lớn nhất của NLĐ là được chi trả BHXH khi có sự cố theo quy định của pháp luật. Vậy thực chất BHXH là bản cam kết giữa cơ quan BHXH, NSDLĐ và NLĐ về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên thông qua các quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về BHXH.

1.1.3.2. Chức năng của BHXH Thứ nhất, phòng ngừa rủi ro:

Với chức năng này BHXH cho phép tất cả các hoạt động kinh tế xã hội hình thành các quyền lợi đảm bảo để duy trì một chuẩn mực sống tương đối ổn định ngay cả khi trong trường hợp có sự cố bất ngờ rủi ro xảy ra. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động BHXH.

Thứ hai, an sinh xã hội:

Với chức năng này rất cần thiết cho NLĐ, NSDLĐ mà còn đảm bảo sự ổn định chính trị, an toàn xã hội cho quốc gia, đảm bảo chắc chắn đối với mọi thành viên trong xã hội gặp cảnh nghèo đói đều được cung cấp một khoản thu nhập bằng tiền cũng như các dịch vụ chăm sóc về y tế và dịch vụ xã hội đầy ý nghĩa. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những NLĐ có thu nhập cao và thấp, giữa những

người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm đau phải nghỉ việc… Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Hai chức năng trên này hỗ trợ cho nhau. Đảm bảo ổn định kinh tế tài chính cho NLĐ, khuyến khích họ yên tâm làm việc phát huy hết khả năng, năng lực chuyên môn giúp cho nền kinh tế phát triển, ổn định xã hội, đảm bảo an toàn cho quốc gia về kinh tế chính trị và an ninh quốc phòng. Chính vì thế mà hiện nay đã có 182 nước có luật về BHXH. Có thể nói BHXH là một trong những hoạt động mà tất cả các quốc gia đều quan tâm không phân biệt thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội.

BHXH đã đóng góp vai trò to lớn trong việc bảo đảm ASXH, ổn định và phát triển kinh tế, được thể hiện thông qua các tác động chủ yếu cụ thể sau:

- Bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị giảm thu nhập hoặc bị mất thu nhập do bị suy giảm sức khỏe hoặc mất khả năng lao động bị mất việc làm. Đó là sự đảm bảo chắc chắn sẽ xảy ra vì mọi người khi họ bị mất khả năng lao động hoặc khi họ hết tuổi lao động, theo các điều kiện quy định của BHXH. Đó là chức năng cơ bản của BHXH nó quyết định tính chất, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của hệ thống BHXH.

- Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia đóng góp quỹ BHXH. Tham gia BHXH có NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước hỗ trợ đóng góp hình thành xây dựng nên quỹ BHXH. Quỹ BHXH này được sử dụng để chi trả trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH không may gặp tai nạn, rủi ro. Thực tế chỉ ra rằng số tiền trợ cấp được hưởng thường nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền mình tham gia, do áp dụng theo quy luật số đông, quỹ BHXH đã thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Sự phân phối này thể hiện phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp, giữa những người đang làm việc khoẻ mạnh với những người tuổi cao sức

yếu, già cả, ốm đau đang nghỉ việc. Chức năng này của BHXH đã góp phần tạo nên sự công bằng trong xã hội mang tính nhân văn sâu sắc.

- Giúp góp phần thúc đẩy, kích thích tinh thần lao động, khuyến khích NLĐ hăng hái sản suất nâng cao chất lượng, năng xuất lao động tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Quỹ BHXH thực hiện chức năng này khi họ không may gặp phải các tai nạn rủi ro, phần thu nhập của họ bị giảm sút hoặc không còn. Sự suy giảm này đã được bù đắp một phần, hay toàn bộ từ quỹ BHXH vì vậy mà đời sống sinh hoạt hàng ngày của NLĐ và gia đình họ không còn bị sáo trộn. Hay nói một cách khác là họ luôn luôn được bảo đảm ổn định cuộc sống và có chỗ dựa về mặt vật chất, tinh thần. Chính vì vậy họ luôn yên tâm để sản xuất, nâng cao chất lượng, năng xuất lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Gắn bó lợi ích giữa NSDLĐ và NLĐ, giữa NSDLĐ với xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn giữa những NLĐ và NSDLĐ như mâu thuẫn về tiền lương, tiền thưởng, thời gian lao động… sẽ được hòa giải và giải quyết kịp thời. Đặc biệt nhờ có BHXH mà cả hai bên đều thấy được quyền lợi của mình được quan tâm bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó chặt chẽ lợi ích với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội thì việc hỗ trợ cho BHXH là khoản chi rất nhỏ nhưng lại đem lại hiệu quả đạt được rất cao, đảm bảo ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, BHXH kích thích, khuyến khích NLĐ hăng hái lao động sản xuất: Đối với NLĐ khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, NLĐ được chủ SDLĐ trả lương hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, NLĐ yên tâm làm việc và tích cực lao động sản xuất làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động và kéo theo là năng xuất lao động xã hội tăng lên.

Thứ tư, BHXH phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích giữa NLĐ và người SDLĐ, giữa NLĐ với xã hội: Thông qua BHXH, những mâu thuẫn hiện tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động… được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt cả 02 giới này đều thấy được có BHXH mà quyền lợi của mình được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được những khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển an toàn hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 32)