Một số vấn đề lý luận về quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34)

1.2.1. Khái niệm quản lý thu BHXH

Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí qui định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH.

Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định.

1.2.2. Nguyên tắc thu BHXH

- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn.

- NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.

- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.

- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Như chúng ta biết, thu BHXH có tầm quan trọng đặc biệt, không những có vai trò to lớn trong việc cân đối quỹ, thu còn đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn ngành BHXH.

Hoạt động thu BHXH có phạm vi hoạt động và quy mô rộng lớn, liên quan nhiều mặt đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến lợi ích của số đông NLĐ trong cộng đồng xã hội. Nếu hiệu quả thu BHXH đạt hiệu quả cao sẽ có nhiều đối tượng được tham gia vào hệ thống BHXH, số thu huy động vào quỹ BHXH ngày càng cao, từ đó quỹ BHXH được phát triển và đảm bảo an toàn. Ngược lại, khi thu BHXH đạt hiệu quả thấp, số huy động vào quỹ BHXH thấp, đây là nguyên nhân trực tiếp gây mất cân đối quỹ BHXH, quỹ BHXH dựa trên nguyên

tắc cơ bản là có thu thì mới có chi vì vậy khi số thu nhỏ hơn số chi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn tại của toàn ngành BHXH.

Do vậy, để hoạt động thu BHXH đạt hiệu quả cao thì nguyên tắc đầu tiên của thu BHXH là phải đảm bảo thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật quy định từ đối tượng thu, số tiền thu, phương thức thu, lập kế hoạch thu lẫn công tác tổ chức và kiểm tra giám sát thu BHXH… Trong quá trình thực hiện thu theo các văn bản pháp luật quy định sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh trong văn bản luật, nhiều văn bản còn chưa thực sự chặt chẽ, tạo nhiều lỗ hổng để đối tượng tham gia BHXH lợi dụng nhằm trốn đóng hoặc đóng không đúng quy định, đòi hỏi các cán bộ làm công tác thu vừa phải nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của văn bản luật quy định vừa phải có sự đóng góp với cấp trên nhằm hoàn thiện hơn nữa các văn bản quy định về thu BHXH. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý thu BHXH của Việt Nam: Ngày 26/1/1995, Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12CP, trong đó quy định rõ về đối tượng tham gia BHXH và tỷ lệ thu BHXH như: NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng phải áp dụng các chế độ BHXH theo quy định. Với tỷ lệ thu BHXH là 20%, trong đó người sự dụng lao động 15% tổng quỹ tiền lương, NLĐ 5% tiền lương tháng. Theo đó, BTC có Thông tư số 58/TT- BTC hướng dẫn quy định tạm thời về tài chính BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, quy trình quản lý thu BHXH.

Mặt khác, để phù hợp với tình hình kinh tế phát triển của đất nước Chính phủ tiếp tục quy định đối tượng lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại nghị định số 152/2000/NĐ-CP; Các chức danh thuộc xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 03/01/1998; NLĐ làm việc tại các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999… Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP đã quy định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc được mở rộng đến các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh

doanh cá thể, tô hợp tác; NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có SDLĐ. Ngày 29/6/2006 Quốc hội khóa 11 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh về quản lý thu, nộp BHXH trong hoạt động BHXH Việt Nam. Gấn đây nhất là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; Luật BHXH số 58/2014/QH13 là Luật BHXH mới nhất năm 2017 về chế độ bảo hiểm cho NLĐ được bổ sung và sửa đổi so với Luật BHXH số 71 năm 2006 đã hết hiệu lực. Luật BHXH 2017 được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 08 ngày 20 tháng 11 năm 2014 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016; Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động TB & XH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định Số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

1.2.3. Vai trò của quản lý thu BHXH

- Hội đồng quản lý BHXH được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan BHXH và tư vấn chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

- Hội đồng quản lý BHXH gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan quản lý Nhà nước về BHYT, BHXH Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.

- Hội đồng quản lý BHXH có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý BHXH là 05 năm.

- Chính phủ quy định chi tiết về chế độ làm việc, trách nhiệm và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý BHXH.

- Cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra việc đóng BHXH, BHTN, BHYT và nhiệm vụ khác theo quy định Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan BHXH.

Đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH bao gồm ở tất cả các ngành nghề khác với nhiều độ tuổi khác, mức thu nhập khác… thêm nữa họ rất khác về địa lý, vùng miền cho nên nếu không có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạt kết quả cao. Chính nhờ có yếu tố quản lý đã tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống BHXH bao gồm các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Sự thống nhất trong những người bị quản lý với nhau và trong những người bị quản lý và người quản lý. Quản lý thu BHXH thông qua công tác lập kế hoạch cũng đã quy định rõ sự phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống BHXH, tuy nhiên, để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hợp tác trong các bộ phận tài chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng… Như vậy, chính thống qua hoạt động quản lý đã thống nhất được các nội dung quan trọng của hoạt động thu BHXH đó là: Thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHXH.

Đảm bảo hoạt động thu BHXH bền vững, hiệu quả. Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là những mục tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi vì, khi mục tiêu này đạt được cũng có nghĩa hệ thống ASXH được đảm bảo đây là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH. Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài chính đều dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai. Vì vậy, với nhiệm vụ mà

người quản lý phải đảm bảo đó là: Kiểm tra hoạt động thu BHXH là đánh giá hoạt động một cách kịp thời và toàn diện. Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn được sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá.

1.2.4. Mục tiêu quản lý thu BHXH - Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH - Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH

Phát triển Quỹ BHXH: Theo quy định của Luật BHXH: “Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN dùng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ”.

Có thể nói Quỹ BHXH là bộ phận quan trọng nhất của ngành BHXH, nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH, ở nước ta hiện nay thì Quỹ BHXH được hình thành từ 03 nguồn chủ yếu: Đóng góp của NLĐ, chủ SDLĐ và phần hỗ trợ từ NSNN.

Ngoài sự tham gia đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước. Quỹ BHXH còn được hình thành từ các nguồn khác như tiền xử phạt đối với các đơn vị vi phạm quy định BHXH, các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính từ phần quỹ BHXH nhàn rỗi…

Trong cơ cấu chi từ quỹ BHXH thì chi trả cho các chế độ BHXH là rất lớn, chiếm phần lớn nguồn quỹ BHXH vì đây là mục tiêu cơ bản nhất của BHXH nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho NLĐ, cho các hoạt động của các đơn vị, tổ chức. Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên, liên tục với số lượng chi phí lớn trên phạm vi rộng lớn. Một trong những khoản chi thường xuyên hàng tháng đó là chi lương hưu cho những NLĐ đã nghỉ công tác và chi trả trợ cấp BHXH hàng tháng cho thân nhân của NLĐ, người đang nghỉ hưu khi họ không may qua đời.

Nguồn chi thứ hai trong quỹ BHXH đó là chi phí dự trữ, thực chất đây là quá trình tích lũy lâu dài trong quá trình sử dụng quỹ BHXH. Định kỳ hàng tháng, quý, năm cơ quan BHXH giữ hay trích lại một phần quỹ BHXH của mình để thành lập nên quỹ dự phòng, dự trữ BHXH. Quỹ này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khi nhu cầu chi trả quá lớn dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH như trong lúc đồng tiền mất giá và do Hội đồng quản lý quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của quỹ BHXH, nên mục tiêu đầu tiên của quản lý thu BHXH là phải luôn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo quỹ BHXH luôn dương, đủ điều kiện để duy trì bộ máy ngành BHXH và chi trả các chế độ, trợ cấp BHXH cho NLĐ.

- Chống thất thoát Quỹ BHXH

Bên cạnh mục tiêu phát triển quỹ BHXH thì mục tiêu chống thất thoát Quỹ BHXH cũng là một mục tiêu quan trọng, luôn tồn tại song song trong công tác quản lý thu BHXH. Khi Quỹ BHXH được phát triển một cách ổn định nhưng công tác quản lý thu BHXH không đạt hiệu quả cao, để xảy ra tình trạng thất thoát quỹ BHXH thì hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, dẫn đến âm quỹ BHXH, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.

Trên thực tế cho thấy, việc buông lỏng quản lý và sử dụng kinh doanh của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không đăng ký SDLĐ. Khi SDLĐ không có hợp đồng lao động cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế, không đảm bảo các điều kiện qui định của Bộ luật lao động nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình đối với NLĐ. Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác định hình thức hợp đồng lao động để khai thác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bên cạnh đó mức tiền lương tiền công để tham gia BHXH cũng chưa đúng với thực tế thu nhập của NLĐ; thường thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế họ phải đóng cho NLĐ.

Ngoài các hình thức trốn đóng BHXH của NSDLĐ với NLĐ thì việc nợ đọng BHXH và nộp chậm BHXH của các chủ SDLĐ cũng là vấn đề cần quan tâm, nhất là các chủ SDLĐ các DNNQD và các hộ kinh doanh cá thể.

Hiện nay, tuy đã có chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nhưng còn chưa hợp lý. Các qui định về mức nộp phạt cũng quá thấp, nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệu quả cao. Các quy định về xử phạt, truy tố hình sự đối với chủ SDLĐ khi phát hiện có hành vi trốn đóng BHXH còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa đủ mạnh để răn đe. Vì vậy trong công tác quản lý thu BHXH để đạt hiệu quả cao và chống tình trạng thất thoát quỹ BHXH thì ngành BHXH ngoài các biện pháp nghiệp vụ nhằm tăng cường quản lý đối tượng thì cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng như: công an, liên đoàn lao động, ngành lao động thương binh và xã hội, ngành thuế, UBND các cấp… tăng cường giám sát, điều tra nắm bắt tình hình thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn để tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả.

- Đảm bảo ASXH

Đây là mục tiêu quan trọng nhất của quản lý thu BHXH, vì đảm bảo ASXH cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn ngành BHXH. Ngành BHXH được ra đời và phát triển nhằm thực hiện mục tiêu này. Ta đều biết: đảm bảo ASXH là tiền đề cơ bản để ổn định chính trị và sự phát triển, tồn tại của mỗi quốc gia vì thế mọi quốc gia phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của các chính sách ASXH.

1.2.5. Nguyên tắc quản lý thu BHXH - Thu dựa trên các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34)